Một doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh luôn cần đến sự đóng góp của những nhân viên kinh doanh. Họ là người tư vấn và bán giải pháp, sản phẩm cho khách hàng, từ đó mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mang một sứ mệnh quan trọng, vậy nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì? Cùng mình lý giải mọi điều xung quanh công việc này nhé.
Làm nhân viên kinh doanh có khó không?
Thực tế, công việc của một nhân viên kinh doanh được xem là “làm dâu trăm họ”, khá vất vả. Bạn cần phải nắm chắc kiến thức và kỹ năng cần thiết, hiểu rõ và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng, thị trường.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh một cách tổng quan
- Lựa chọn tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh hiệu quả
- KPI cho nhân viên kinh doanh được xác định qua yếu tố gì?
Để từ đó, bạn lên những chiến lược và giải pháp tư vấn phù hợp. Và mục tiêu cuối cùng là đem về nguồn doanh thu và lợi nhuận tối ưu nhất. Để có thể đạt được mục tiêu doanh thu ấy, nhân viên kinh doanh cần trau dồi nhiều kỹ năng và kiến thức về kinh tế – xã hội để dễ dàng thuyết phục những vị khách hàng khó tính nhất.
Và trong chặng đường sự nghiệp, sẽ có thành công và chắc chắn cũng không ít thất bại. Vậy lúc này, nhân viên kinh doanh cần làm gì?
Sau tất cả, bạn hãy vực dậy tinh thần, rút ra được những bài học và kinh nghiệm gì và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?
Tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng tiềm năng
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh đó là phải xây dựng cho mình một mạng lưới khách hàng nhất định. Bạn có thể tìm kiếm nguồn khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau hoặc được phân công chăm sóc tệp khách từ hệ thống dữ liệu công ty.
Bạn sẽ phải lắng nghe, chăm sóc và giải đáp mọi vấn đề nhằm gây dựng lên một hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng. Từ đó, bạn tạo được một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, dễ thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm
Một sản phẩm muốn được công chúng đón nhận cần trải qua nhiều giai đoạn: Sản xuất, ra mắt, quảng cáo, truyền thông, v.v. Chỉ cần sơ xuất trong bất kỳ khâu làm việc nào thì nguy cơ sản phẩm bị đào thải là rất cao.
Vì vậy, việc lên một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ và chính xác là một điều quan trọng và cần thiết cho mỗi sản phẩm. Chính người nhân viên kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm tạo ra những kế hoạch bán hàng hiệu quả.
Tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh đó là thuyết phục khách hàng. Dù có lượng khách hàng ổn định, những kế hoạch tuyệt vời nhưng khả năng giới thiệu và đưa sản phẩm đến gần với khách hàng không tốt thì đều vô ích.
Nếu có một giọng nói truyền cảm, chắc chắn, rõ ràng và mạch lạc, bạn đã được những lợi thế trong việc thuyết phục khách hàng.
Chịu trách nhiệm hoàn thiện hợp đồng
Sau ký kết hợp đồng, nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh đó là triển khai và thực hiện các điều khoản mua bán trong hợp đồng.
Đồng thời, bạn cần phải giám sát suốt quá trình thực thi để mang đến những trải nghiệm tuyệt nhất cho khách hàng và xử lý nhanh chóng những vấn đề phát sinh nếu có.
Chăm sóc khách hàng trước và sau sale
Có thể bạn quan tâm:
- Luật lao động là gì? Những nội dung chính của luật lao động
- Hợp đồng lao động có những thông tin gì cần quan tâm?
Chăm sóc khách hàng là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi nhân viên kinh doanh luôn phải giải đáp mọi thắc mắc, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và kịp thời.
Bạn cần duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ, kết nối với khách hàng mới và tạo ra những nhóm khách hàng thân thiết cho công ty.
Nắm rõ quy trình kinh doanh
Nắm chắc quy trình kinh doanh là nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh và là điều mà mỗi một nhân viên kinh doanh đều cần phải có.
Chỉ khi nắm rõ, bạn mới có thể theo sát tiến độ công việc kịp thời, dễ dàng xử lý và khắc phục vấn đề trong quá trình kinh doanh.
Các công việc khác
Ngoài những mô tả công việc nhân viên kinh doanh là gì ở trên, một nhân viên kinh doanh có thể làm:
- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng.
- Kết hợp với bộ phận Marketing lên kế hoạch các chương trình ưu đãi nhằm thu hút các đối tượng khách hàng.
- Cùng các bộ phận khác nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm.
- Làm các báo cáo công việc theo định kỳ theo yêu cầu cấp trên.
- Tham gia họp cùng các bộ phận, báo cáo phản hồi từ khách để có giải pháp xử lý, khắc phục hiệu quả.
Chúng mình mong rằng, qua bài viết bạn đã có cái nhìn khách quan hơn về nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gì và cơ hội, thách thức ra sao trong quá trình làm việc nhé.