Nhân viên kinh doanh là những thành viên ở “tiền tuyến” giúp đem về doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng gia tăng lợi nhuận của công ty bạn. Đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên kinh doanh vì vậy rất quan trọng. Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh chính xác và hiệu quả là yếu tố “sống còn” đảm bảo chất lượng đội ngũ, hình thành đội nhóm xuất sắc và tạo động lực cống hiến của nhân viên.
Hiểu biết về sản phẩm của công ty
Nhân viên kinh doanh bắt buộc phải hiểu rõ, đầy đủ, tường tận về sản phẩm của công ty. Đây chính là nền tảng quan trọng nhất để họ hiểu được nỗi đau của khách hàng và sản phẩm của họ mang đến giải pháp gì cho người sử dụng.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Lựa chọn tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh hiệu quả
- KPI cho nhân viên kinh doanh được xác định qua yếu tố gì?
- Kỹ năng của nhân viên kinh doanh cần phải có khi làm việc
Tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh không chỉ hiểu biết về sản phẩm không đơn thuần là nắm bắt được các thông tin về công dụng, tính năng, cách dùng… sản phẩm mà còn hiểu được giá trị của sản phẩm trong từng nhu cầu, mục đích mua của khách hàng.
Cấp độ cao hơn của hiểu sản phẩm là có niềm tin vào sản phẩm. Khi người bán hàng hiểu và tin sản phẩm mới có thể thuyết phục khách hàng và duy trì doanh số tốt nhất.
Hiểu biết về hệ giá trị của công ty
Hệ giá trị của một công ty là điều làm nên bản chất, bản sắc, nét đặc trưng, nguyên tắc vận hành của công ty đó. Nhân viên cần hiểu rõ giá trị của công ty để cảm nhận, hiểu và thực hiện hoạt động kinh doanh đúng trên tinh thần hệ giá trị của công ty.
Ví dụ như công ty của bạn đề cao tinh thần phục vụ khách hàng nhanh chóng thì nhân viên kinh doanh cũng cần “thẩm thấu” hệ giá trị đó để nỗ lực phục vụ khách hàng nhanh chóng nhất có thể.
Hiểu biết kiến thức phục vụ công việc
Nhân viên kinh doanh để phục vụ tốt công việc có thể sẽ cần nhiều kiến thức liên quan, bổ trợ để đảm bảo công việc thuận lợi. Nhóm kiến thức này thường thay đổi, cập nhật theo nhu cầu thị trường.
Hiện tại, tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh về kiến thức có thể kể đến như: thành thạo phần mềm CRM, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, kỹ năng quản trị mối quan hệ, thành thạo tin học văn phòng…
Thái độ làm việc của nhân viên
Thái độ làm việc của nhân viên kinh doanh thường được thể hiện qua các tiêu chí:
Thái độ với cấp trên
Nhân viên kinh doanh cần có thái độ làm việc tôn trọng, lắng nghe, tích cực hoàn thành các nhiệm vụ và chủ động đề xuất những ý tưởng với cấp trên. Nhân viên có thái độ phù hợp với cấp trên sẽ hạn chế được những xung đột, vướng mắc phát sinh trong tổ chức của bạn.
Mặt khác, nhân viên kinh doanh và cấp trên của họ phối hợp, làm việc tốt cùng nhau thì mới có thể đem tới những kết quả kinh doanh tốt cho công ty.
Thái độ với đồng nghiệp
Thái độ là tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh rất quan trọng. Với đồng nghiệp, nhân viên kinh doanh cần có thái độ hợp tác, chủ động phối hợp, kết nối để giúp đạt được mục tiêu công việc tốt nhất.
Thực tế, công việc của phòng kinh doanh thường liên quan đến rất nhiều các bộ phận, phòng ban khác, ví dụ như: tuyển dụng, nhân sự, nghiên cứu sản phẩm, triển khai dự án, dịch vụ…
Vì thế, nhân viên kinh doanh có thái độ phù hợp, đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ với đồng nghiệp sẽ giúp công việc được phối hợp, đạt kết quả thuận lợi hơn.
Thái độ với khách hàng
Khách hàng sẽ tiếp cận đầu tiên với công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn thông qua nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi khách hàng sẽ có một tính cách, thái độ khác nhau. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân viên kinh doanh cần đảm bảo giữ được thái độ chuyên nghiệp để tạo và giữ được hình ảnh thương hiệu.
Doanh nghiệp cần làm cho nhân viên kinh doanh nên hiểu rằng họ đang trao đổi với khách hàng với tư cách đại diện cho công ty để giữ được thái độ tốt nhất.
Năng lực làm việc của nhân viên kinh doanh
KPIs của phòng ban: Kết quả công việc, KPI của mỗi nhân viên kinh doanh cần có tính cộng hưởng, liên kết, góp phần giúp phòng kinh doanh của bạn có thể hoàn thành, đạt được KPIs chung.
Số khách hàng: Số lượng khách hàng nhân viên kinh doanh của bạn tiếp cận được và chốt hợp đồng, đơn hàng là thông số quan trọng thể hiện năng lực làm việc của nhân viên.
Số lượng cuộc gọi: Việc nhân viên kinh doanh của bạn đảm bảo được số lượng cuộc gọi giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng tiềm năng sẽ phần nào phản ánh được nỗ lực, năng lực trong công việc của họ.
Có thể bạn quan tâm:
- Luật lao động là gì? Những nội dung chính của luật lao động
- Hợp đồng lao động có những thông tin gì cần quan tâm?
Số hợp đồng chốt được hàng tháng: Mỗi hợp đồng chốt được cũng như một tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh. Và hẳn rằng, mọi công ty đều mong muốn nhân viên của mình chuyển hóa được cơ hội tiếp cận khách hàng trở thành những bàn thắng cụ thể, đem về doanh thu.
Tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng: Thông thường, đội ngũ tiếp thị sẽ giúp đem về thông tin khách hàng tiềm năng. Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là nỗ lực chuyển đổi họ trở thành những khách hàng thực tế. Tỷ lệ chuyển đổi càng cao chứng tỏ năng lực của nhân viên kinh doanh càng tốt.
Giá trị hợp đồng trung bình: Giá trị hợp đồng trung bình của nhân viên càng cao thì hiệu suất của nhân viên kinh doanh càng tốt. Họ chỉ cần nỗ lực, bỏ ra chi phí về thời gian, nguồn lực ít nhất nhưng có thể đạt được kết quả cao nhất.
Mức độ hài lòng của khách hàng: Khách hàng hài lòng với nhân viên kinh doanh sẽ góp phần giúp họ gắn bó, tin cậy và thậm chí trở thành fan trung thành với sản phẩm, dịch vụ của bạn. Tuy nhiên, để giúp khách hàng hài lòng là điều không hề dễ dàng, cần rất nhiều nỗ lực, sự khéo léo, linh hoạt, nhạy bén… Do đó, mức độ hài lòng của khách hàng là chỉ số quan trọng giúp phản ánh, đánh giá năng lực của một nhân viên kinh doanh.
Về tổng quan, tiêu chí đánh giá nhân viên kinh doanh cần đảm bảo đáp ứng mục đích đánh giá, mang đến kết quả khách quan, có thể đo lường được và kết quả đánh giá có thể dùng làm cơ sở để phát triển nhân sự kinh doanh. Bạn hãy suy nghĩ, cân nhắc thật thấu đáo, tỉ mỉ để thiết lập được tiêu chí đánh giá phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.