Đánh giá năng lực có thể nói đã và đang chiếm lĩnh, hiển nhiên trở thành một điều mà bất kì một doanh nghiệp, một cơ quan, một trường học hay một tổ chức nào cũng cần đến. Bởi vì nó phản ánh khách quan mọi khía cạnh tốt, xấu của con người. Từ đó giúp nhìn nhận cá nhân một cách dễ dàng nhất.
Tìm hiểu đánh giá năng lực là gì?
Đánh giá năng lực có lẽ vẫn còn hơi xa lạ với nhiều người, bởi vì nó chỉ vừa mới phổ biến và được áp dụng rộng rãi thời gian gần đây. Do trước kia nhiều người vẫn còn lối suy nghĩ không cần thiết việc đánh giá trước khi làm hay thực hiện một vấn đề nào đó
Năng lực ở đây có nghĩa là những đặc tính mà có thể nhìn nhận, đo lường được như kiến thức, thái độ, kỹ năng, những đặc tính này góp phần nhìn nhận được cá nhân đó có thể đáp ứng những yêu cầu để có thể hoàn thành nhiệm vụ hay không. Năng lực là yếu tố giúp cá nhân hoàn thành được công việc tốt hơn người khác.
Đánh giá về năng lực là đánh giá lại thái độ, kiến thức và kỹ năng trong một môi trường hay bối cảnh cần thiết. Như vậy theo những khái niệm trong, việc đánh giá về năng lực của một cá nhân sẽ được nhận định trên 3 phương diện sau
Dựa vào thái độ để đánh giá năng lực
Thái độ của một người chính là cách ứng xử, đối mặt và nhìn nhận của người đó về công việc, cuộc sống, đồng nghiệp và khó khăn. Thái độ cũng nói lên một phần sự chuyên nghiệp của con người
Thái độ sẽ là thành phần chi phối hành vi, tinh thần của cá nhân. Người có thái độ đúng mực, cẩn trọng, phù hợp sẽ biết cách điều chỉnh công việc, giải quyết vấn đề một cách nhanh nhẹn, chính xác, từ đó hiệu quả và chất lượng của mục tiêu cần đạt được sẽ được nâng cao lên.
Dựa vào kỹ năng
Đánh giá kỹ năng chính là đánh giá về một khả năng riêng biệt mà một cá nhân có thể giải quyết trên một khía cạnh hay lĩnh vực nào đó phát sinh trong công việc. Qua đó có thể thấy được sự linh hoạt của một cá nhân trong việc xử lý tình huống.
Một cá nhân có kỹ năng tốt sẽ biết nhìn nhận và nhanh nhẹn để giải quyết vấn đề bất kỳ một cách dứt điểm và ổn định nhất, giúp cho tổ chức giải quyết dứt điểm những khúc mắc một cách an toàn nhất.
Đánh giá dựa vào kiến thức
Kiến thức chính là thước đo sự hiểu biết và vận dụng của cá nhân từ chính những gì được học hoặc được tích lũy từ kinh nghiệm thực tiễn, từ các nguồn thực tế hoặc từ những chuyên gia có kinh nghiệm.
Tại sao hiện nay đánh giá năng lực trở nên cần thiết
Đánh giá năng lực của một cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó có ý nghĩa sâu sắc trong việc phân chia, chọn lọc và vận hạnh đối với một tổ chức. Thông qua việc đánh giá kỹ năng, kiến thức, thái độ mà có thể phân công công việc một cách hợp lý, giúp đẩy mạnh tiến độ hoàn thành mục đích.
Đánh giá để chọn lọc năng lực
Chẳng hạn như hiện nay nhiều trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá về năng lực, thông qua đó sẽ đánh giá học sinh, sinh viên ở nhiều góc độ như toán học, văn học, lý, hoá, tư duy, logic, giải quyết vấn đề,… Song sẽ có cách đánh giá chọn lọc năng lực sinh viên phù hợp để tiếp nhận học tập.
Đánh giá năng lực để quản lý, điều hành
Đối với môi trường làm việc như cơ quan, công ty thường sẽ tổ chức năng lực của một hay một nhóm nhân sự định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên, năng lực không chỉ do trời sinh mà có, còn cần cả một quá trình trau dồi và học tập.
Đánh giá về năng lực có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành nhân sự trong mỗi doanh nghiệp. Ngay từ đầu, khi tuyển dụng nhân sự, mục đích chính là tìm được người có khả năng và phù hợp để đảm đương công việc hay không. Do đó việc đánh giá này cung cấp một số thông tin vô cùng cần thiết để tuyển dụng.
Hơn nữa, nhờ có việc đánh giá này mà nhân sự sẽ không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng cũng như rèn luyện thái độ, không ỷ lại giậm chân tại chỗ. Vừa có thể nâng cao tinh thần học hỏi của nhân viên, vừa giúp phát triển mục đích của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hiện nay việc đánh giá này rất phổ biến và ưa chuộng.
Yếu tố cần dựa vào để đánh giá năng lực thường xuyên
Tuỳ vào môi trường và mục đích công việc, cá tổ chức, doanh nghiệp, công ty sẽ có những cách và yếu tố đánh giá khác nhau. Nhưng nhìn chung đều sẽ bắt nguồn và dựa trên những yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ để hình thành bài đánh giá.
Như đối với những doanh nghiệp về dịch vụ, thì thái độ của nhân viên sẽ dựa trên không chỉ đối với công việc, đồng nghiệp mà còn đối với khách hàng. Kỹ năng và kiến thức phải đủ nhuần nhuyễn để có thể biết cương nhu đúng lúc, giúp duy trì những hoạt động của doanh nghiệp và thiện cảm, sự tin tưởng của khách hàng.
Đối với những công ty về kỹ thuật thì kĩ năng và kiến thức sẽ chiếm phần cao hơn. Vì phải có một nền tảng kiến thức và kinh nghiệm vững chắc mới có thể giúp công ty đạt được những thành tựu to lớn về mặt chuyên môn. Tuy nhiên thái độ đối xử với đồng nghiệp và đối với công việc cũng là một phần không kém quan trọng.
Riêng đối với học sinh, sinh viên, việc đánh giá về năng lực thường xuất hiện ở cuối mỗi kỳ học. Đây chính là thời điểm kiểm tra lại tổng quan những kiến thức và kỹ năng đã được tích luỹ lại trong suốt quá trình. Qua đó cũng nhìn nhận được thái độ nghiêm túc trong việc học tập.
Có thể thấy dù ở bất cứ lĩnh vực nào, không phân biệt về chuyên môn thì kỹ năng, kiến thức và thái độ của nhân sự luôn là những tiêu chí trọng điểm để đánh giá.
Xác định mức đáp ứng yêu cầu năng lực của cá nhân
Để đánh giá một cá nhân có đáp ứng đủ hay đúng yêu cầu năng lực hay không còn tùy thuộc vào mục đích của từng doanh nghiệp hay tổ chức. Do đó, tùy vào nhu cầu mà mỗi tổ chức sẽ có những phương thức và nội dung đánh giá khác nhau.
Đánh giá năng lực với mục tiêu tuyển dụng
Để đánh giá một nhân sự có năng lực hay không còn phụ thuộc vào nhiều tiêu chí. Một vài tiêu chí có thể đánh giá ngay nhưng cũng có nhiều tiêu chí cần cả một quá trình. Dựa vào những tiêu chí cơ bản, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên
Để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu năng lực của ứng viên có thể trải qua nhiều giai đoạn và phương thức như phỏng vấn, làm bài kiểm tra lý thuyết, làm bài kiểm tra giải quyết tình huống, hay quan sát thông qua một hoạt động thực tế nào đó.
Thông qua bài đánh giá ứng viên cũng như kết hợp giữa bằng cấp, tính cách mà nhà tuyển dụng có thể xem xét, đánh giá tiềm năng và khả năng của ứng viên đó có phù hợp với công việc hay không
Đánh giá với mục tiêu bổ nhiệm hay thuyên chuyển
Đánh giá năng lực có thể là cơ sở để quản lý hay luân chuyển nhân sự. Qua giai đoạn nhìn nhận và đánh giá, sẽ thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên để bổ nhiệm lên những chức vụ cho phù hợp.
Bên cạnh đó, đánh giá này cũng góp phần hỗ trợ rất tốt cho việc tìm thấy những vị trí khác phù hợp hơn cho nhân sự trong doanh nghiệp. Từ đó có thể thăng tiến cũng có thể luân chuyển một cách hợp lý, xây dựng lại cơ cấu tổ chức và nâng cao chất lượng cho doanh nghiệp.
Các phương thức đánh giá năng lực phổ biến
Hiện nay, với sự phổ biến và nhu cầu cần được xác minh chính xác năng lực của nhân sự cũng như cá nhân. Do đó, có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm phản ánh đúng chất lượng cũng như khách quan năng lực nhân sự
Thứ nhất, đánh giá thông qua bài kiểm tra hay test, hình thức này được sử dụng dưới dạng kiểm tra giấy, phỏng vấn hay giải quyết tình huống, phỏng vấn trực tiếp người đang cần được đánh giá. Hiện nay, đa số doanh người lựa chọn hình thức này
Thứ hai, hình thức đánh giá bằng checklist. Đơn giản để hiểu hình thức này chính là ứng viên sẽ trả lời loạt câu hỏi do một đội ngũ đã soạn ra sẵn, cách trả lời là “ có/không”. Tuy cách đánh giá này có phần ngắn gọn, đơn giản nhưng nguy cơ thiếu khách quan và không chính xác rất cao.
Thứ ba, là phương pháp khung năng lực. Người giám sát sẽ cho điểm người được đánh giá thông qua một bảng điểm được dựa trên khung năng lực. Những hành hành vi được nêu trong khung phải được quan sát, đánh giá, ghi nhận và chứng minh được. Do đó đây là phương pháp đánh giá cả quá trình
Ứng dụng khung năng lực trong quản lý nhân nhân sự
Phương pháp đánh giá khung năng lực là phương pháp đánh giá theo hành vi, được thực hiện bài bản, rõ ràng, yêu cầu doanh nghiệp và nhân viên phải tuân theo một cách tuần tự, đúng quy trình. Do đó có thể chỉnh đốn lại quy củ nề nếp, đồng thời thể hiện sự quản lý nhân sự một cách chuyên nghiệp
Hơn nữa, khung năng lực được đánh giá trong một quá trình dài nên mang tính đúng đắn, khách quan và chân thực, đảm bảo được lòng tin của nhân viên, không mang yếu tố nghi kỵ
Chính nhờ cách đánh giá bằng khung năng lực mà doanh nghiệp và cấp trên có thể hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu để từ đó có thể tận dụng hay khắc phục ở nhân viên, giúp cho việc quản lý một một cách dễ dàng và giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn.
Kết luận
Có thể thấy việc đánh giá năng lực đang ngày càng phổ biến. Nó mang tính chất công bằng và giúp nhân sự đầu tư và trau dồi kỹ năng, kiến thức, thái độ. Cũng chính vì những lợi ích tốt đẹp mà nó mang lại, không ít doanh nghiệp đang xem đánh giá năng lực này là một hoạt động thường niên, không thể thiếu.