Trong các doanh nghiệp sự phát triển luôn đi đôi với việc lựa chọn và mang về những ứng cử viên tài năng, có tinh thần cầu tiến. Việc thực hiện đánh giá nhân sự là công việc thường niên của các nhà quản lý. Làm sao để có thể đánh giá hoạt động, công việc của nhân sự hiệu quả?
Đánh giá nhân sự được hiểu như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản thì đánh giá nhân sự là công việc được thực hiện bởi các nhà quản lý hoặc những đội ngũ giám sát. Họ dựa trên nhiều nội dung khác nhau để có thể có được cái nhìn khách quan hơn về hoạt động, đóng góp của nhân viên trong tập thể. Cụ thể như: kỹ năng lên kế hoạch, thực hiện công việc, kết quả công việc, thái độ làm việc, các mối quan hệ,…
Trong công việc, mỗi doanh nghiệp sẽ có những vị trí khác nhau, thực hiện được những công việc, tuân theo những yêu cầu cụ thể được đề ra. Tuy nhiên để có thể xác định được hiệu quả công việc, những yếu tố ảnh hưởng tới tiến trình làm việc của nhân sự thì phải thực hiện thao tác chung đó chính là đánh giá nhân sự.
Nhờ có quá trình đánh giá này mà cán bộ quản lý sẽ có được những thông tin chính xác, nắm bắt kịp thời tâm lý nhu cầu của nhân viên. Đồng thời có được những định hướng phát triển phù hợp, với những nhân viên thực hiện tốt công việc của mình thì có thể có được những chế độ khen thưởng đãi ngộ phù hợp thích lệ tinh thần làm việc hiệu quả.
Và đương nhiên có khen thưởng thì cũng sẽ có xử phạt, những nội dung đánh giá nhân sự cũng sẽ cho thấy những điểm yếu những nhân viên không có tinh thần cầu tiến hoặc làm việc không đạt yêu cầu. Từ đó đưa ra được những chế tài quy định xử phạt cụ thể.
Vai trò của đánh giá nhân sự có quan trọng?
Trên thực tế để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp hoặc những cá nhân tổ chức. Vai trò của hoạt động đánh giá nhân sự rất quan trọng và cần thiết. Không chỉ có vậy hoạt động đánh giá còn cần tổ chức thường xuyên để có thể nắm bắt được kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc.
Việc đánh giá nhân sự một cách khách quan minh bạch bởi những nhà quản lý uy tín sẽ khích lệ người làm. Thúc đẩy họ phát triển và thực hiện tốt hơn nữa công việc nhiệm vụ của mình được giao.
Đối với những người còn cần thay đổi hoặc cố gắng thì cũng sẽ giúp họ nhận ra được yếu điểm của mình để phát triển hơn, cống hiến cho doanh nghiệp, tổ chức. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ có được nguồn nhân lực, đội ngũ nhân viên giỏi vừa đảm bảo được về kiến thức chuyên môn, kỹ năng kỹ năng mà còn có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức cần có.
Việc thực hiện đánh giá nhân viên thường xuyên sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp. Có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường mà không cần lo lắng đến việc tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế.
Quy trình đánh giá nhân sự
Nếu muốn thực hiện quy trình đánh giá nhân sự đúng chuẩn và Đảm bảo được chất lượng. Bạn có biết đâu là những bước để thực hiện quy trình đánh giá hay không. Đâu là những vai trò quan trọng nhất trong việc đánh giá năng lực của các doanh nghiệp?
Quy trình đánh giá
Trên thực tế tùy thuộc vào tình hình của các doanh nghiệp, tổ chức hoặc quy mô của doanh nghiệp mà sẽ có những quy trình đánh giá cũng như các bước đánh giá khác nhau. Nhưng tựu chung vẫn sẽ có những bước đánh giá cơ bản cần phải nắm rõ:
- Bước 1: Xây dựng và xác lập mục tiêu đánh giá, mẫu đánh giá nhân viên
- Bước 2: Nghiên cứu và lựa chọn những phương pháp cũng như tiêu chuẩn đánh giá phù hợp
- Bước 3: Nguyên tắc nghiệm thu kết quả đánh giá nhân sự cần được xác định rõ
- Bước 4: Tổng hợp những thông tin, đào tạo người đánh giá nắm rõ những yêu cầu cụ thể
- Bước 5: Tiến hành thực hiện đánh giá theo kế hoạch đề ra
- Bước 6: Phỏng vấn để đánh giá
- Bước 7: Tổng hợp, đề suất sử dụng kết quả đánh giá nghiệm thu được trong quá trình đánh giá nhân viên
Những vai trò cần biết trong quá trình đánh giá nhân lực
Có rất nhiều những vai trò quan trọng tuy nhiên để có thể đánh giá nhân sự kết quả, hoạt động của các nhân viên sẽ có những vai trò quan trọng của đánh giá mà doanh nghiệp không thể bỏ qua trong đó phải kể đến như:
- Giúp cơ quan, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu đào tạo phát triển nhân viên
- Đánh giá về tiềm năng phát triển và khả năng thăng tiến của nhân lực
- Xây dựng kế hoạch giúp phát triển nhân viên với những định hướng nghề nghiệp rõ ràng
- Là cơ sở để có thể xác định và chứng thực mức lương
- Tăng động lực, hỗ trợ nhân viên làm việc đạt hiệu quả năng suất cao
- Tiếp thu và đóng góp những ý kiến của nhân viên trong những vai trò quản lý, chính sách….
Cách đánh giá nhân sự mang lại hiệu quả cao
Trong bất cứ doanh nghiệp nào thì việc đánh giá nhân sự hiệu quả cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của công ty. Để có được những đánh giá khách quan nhất, hiệu quả nhất thì đòi hỏi những yêu cầu như thế nào?
Phác thảo ra những tiêu chí đánh giá rõ ràng
Trước khi đánh giá nhân viên, người thực hiện đánh giá phải xây dựng hệ thống những tiêu chí đánh giá liên quan. Càng rõ ràng có mục tiêu định hướng, định lượng để có được kết quả thì càng tốt.
Người thực hiện đánh giá sẽ dựa trên yếu tố và tiêu chí để đánh giá một cách khách quan nhất, không bị ảnh hưởng bởi cảm tính và sẽ đánh giá được chính xác nhân viên. Như vậy tiêu chí đánh giá nhân sự càng rõ ràng càng chi tiết sẽ càng hiệu quả và công bằng hơn.
Thực hiện đánh giá quá trình cách khách quan nhất
Đánh giá nhân viên, nhân lực chỉ mang lại hiệu quả và thể hiện được vai trò khi người thực hiện đánh giá xây dựng hệ thống đánh giá khách quan. Có như vậy họ mới có thể giúp cho nhân viên tin tưởng, hòa hợp với nhau.
Đã có rất nhiều những trường hợp gây mâu thuẫn nội bộ chỉ huy những đánh giá nhân sự thiếu khách quan, không công bằng. Điều này sẽ không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà ngược lại còn có thể đẩy những nhân tài rời đi. Vậy nên phải rất cẩn trọng và đánh giá chính xác năng lực làm việc thật sự của những nhân viên dựa trên những tiêu chí đã được xác định sẵn.
Cần có sự linh hoạt trong thao tác đánh giá
Với những mục tiêu đã được xác định sẵn tuy nhiên sẽ cần có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và tình huống thực tế trong công ty. Không nên cứng nhắc quá khuôn phép vì như vậy sẽ không thể đánh giá khách quan và chính xác nhất.
Do đó việc thực hiện linh hoạt các tiêu chí đánh giá sẽ phù hợp hơn với từng công việc khác nhau. Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu cụ thể riêng nên không thể đưa ra những tiêu chí chung được!
Cần có sự tìm hiểu đánh giá trong cả quá trình
Việc đánh giá sẽ chỉ hiệu quả khi người lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá nhân sự. Không nên chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng của khâu đánh giá mà cần có sự sát sao, bao quát toàn bộ quá trình thực hiện đánh giá.
Để biết được nhân viên làm việc có hiệu quả hay không, có đáng tin cậy trong kết quả đánh giá hay không. Buộc nhà lãnh đạo phải có sự quan sát và theo dõi trong quá trình đánh giá, đưa ra những ví dụ và kết quả chính xác về cả điểm mạnh điểm yếu của nhân viên trong quá trình làm việc và những yêu cầu phải thay đổi như thế nào.
Thường xuyên trao đổi và nắm bắt tình hình qua nhân viên
Việc quản lý và lãnh đạo thường xuyên tiếp xúc với nhân viên sẽ giúp họ có thể nắm bắt được những vấn đề nảy sinh trong công ty việc trao đổi thường xuyên và thân mật cũng sẽ giúp cho cấp trên hiểu được những mong muốn và nhu cầu của nhân viên. Từ đó đánh giá nhân sự tạo động lực chia sẻ, giúp đỡ kịp thời chính xác.
Không chỉ có vậy khi chia sẻ thường xuyên và nắm bắt được tâm lý của nhân viên. Các nhà quản lý cũng sẽ thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn, có được những chính sách khen thưởng phù hợp, đúng người, đúng việc.
Ưu tiên để nhân viên tự đánh giá
Nếu muốn các nhà lãnh đạo có thể để nhân viên tự nhận xét, tự đóng góp ý kiến sau đó tổng hợp lại và lắng nghe được những phản hồi. Cách làm này tư tương đối mới nhưng cũng khá hiệu quả trong các doanh nghiệp trẻ hiện nay.
Thế nhưng nếu muốn để nhân viên tự đánh giá bạn cũng cần phải xác lập những tiêu chí cụ thể. Từ đó dựa trên kết quả tự đánh giá mới đưa ra được những nhận xét nhận định chính xác nhất.
Những phương pháp đánh giá đa dạng, hiệu quả
Hầu hết những mục tiêu chung trong việc đánh giá nhân viên, nguồn nhân lực là để đo lường kết quả công việc. Đây cũng là yếu tố để xác định được hiệu quả công việc của nhân viên. Từ đó đưa ra được những định hướng xử lý phù hợp, đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, cơ quan tổ chức.
Như vậy để có được những đánh giá khách quan nhất. Bạn có thể áp dụng những phương pháp đánh giá tiên tiến hiện đại được gợi ý dưới đây!
- Đánh giá nhân sự thông qua xếp hạng thứ bậc
- Sử dụng phương pháp đánh giá chéo giữa các nhân viên
- Sử dụng bảng điểm trong quá trình đánh giá để đạt được hiệu quả cao hơn
- Đánh giá thông qua ưu điểm, những kết quả tốt đạt được trong quá trình làm việc
- Đánh giá thông qua phương pháp quản trị MBO
Nói chung cách đánh giá nào cũng sẽ có những ưu và nhật điểm khác nhau. Chính vì vậy các nhà lãnh đạo phải những người thực hiện đánh giá cần phải có cái nhìn khách quan. Nếu biết phối hợp các phương pháp đánh giá thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho tiến trình đánh giá của các nhà lãnh đạo!
Kết luận
Hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết về đánh giá nhân lực và những yêu cầu, phương pháp đánh giá hiệu quả đã giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa quá trình này. Đừng quên thay đổi để phù hợp với văn hóa công ty sẽ có được những đánh giá khách quan và chính xác!