Nói về việc đánh giá kết quả công việc, có lẽ không mấy xa lạ đối với những người đang đi làm hay ngay cả sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Trong thời đại ngày nay, nhiều doanh nghiệp quan tâm đến hiệu suất làm việc và hiệu quả công việc mà các nhân viên tạo ra. Việc đó giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc đánh giá tình hình hoạt động của công ty mình.
Hoạt động đánh giá kết quả công việc là gì?
Đánh giá kết quả công việc là hoạt động giúp nhà quản lý có thể dễ dàng xem xét tình hình của công ty, hoạt động có tốt hay không, các công nhân viên trong công ty đang gặp những vấn đề gì từ đó có những thay đổi kịp thời.
Hoạt động đánh giá công việc bao gồm việc rà soát, đánh giá trên các nhân việc có hoàn thành các công việc đúng hẹn và đạt mục tiêu được đề ra hay không, giá trị công việc mà các nhân viên mang lại đem lại lợi ích của công ty là bao nhiêu.
Các điều chỉnh mà việc đánh giá giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận được một cách thực tế và khách quan nhất về tình hình làm việc của nhân viên trong công ty, có hoàn thành đúng tiến độ công việc được đề ra hay không.
Bên cạnh đó, tạo tiền đề cho những kế hoạch sắp tới của công ty nhằm mở rộng hoặc phát triển quy mô của công ty. Việc đánh giá kết quả còn mang đến cho nhà quản trị thông tin cần thiết để điều chỉnh các kế hoạch hiện tại và các mục tiêu trong tương lai.
Thực trạng đánh giá hiệu suất ở các doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi đăng tuyển nhân viên cho công ty, đều có các yêu cầu cụ thể phù hợp cho từng công việc, mô tả cụ thể các công việc cần làm cho vị trí đang tuyển. Điều đó giúp nhà quản trị chuyên môn hoá được các vị trí công việc, cùng với đó cũng dễ dàng đánh giá tình hình hoạt động của nhân viên hơn.
Với mục đích là chuyên môn hoá và giúp tạo động lực đào tạo, cạnh tranh phát huy tối đa tiềm lực của nhân viên tại vị trí được bổ nhiệm. Việc này cũng là cơ sở phát hiện được những nhân viên chưa đạt được yêu cần công việc trong các kỳ đánh giá hoạt động công việc của công ty, từ đó là cơ sở để doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo lại hoặc có kế hoạch sa thải và phân bổ lại các vị trí khác.
Qua mỗi kỳ đánh giá kết quả công việc, nhà quản trị có thể có các hình thức khen thưởng khích lệ nhân viên, tạo động lực cho nhân viên ngày càng phát huy được vai trò, năng lực của bản thân. Qua cách này, nhà quản trị cũng nhìn nhận được vai trò của việc sử dụng được lao động hợp lý là hết sức quan trọng.
Việc đánh giá kết quả công việc phải đảm bảo được sự công bằng tối đa giữa các nhân viên. Do đó, việc này phải được thực hiện đồng bộ và có kế hoạch cụ thể. Làm được điều này giúp doanh nghiệp không xảy ra các xung đột không mong muốn.
Đánh giá kết quả công việc có những lợi ích gì?
Lý do mà nhiều doanh nghiệp thực hiện việc đánh giá hoạt động của công việc mà nhân viên thực hiện là nó mang rất nhiều lợi ích đến công ty. Việc đánh giá giúp bạn nắm rõ về khả năng làm việc của nhân viên của mình, từ đó đi đến các sự phân bổ nhân sự hợp lý hơn, chủ yếu tập trung vào các mục đích sau đây.
Xác định được chính xác mục tiêu công việc, có thể đo lường được khối lượng công việc nhân viên thực hiện một cách chính xác và rõ ràng nhất.
Loại bỏ các yếu tố cảm tính đối với mỗi nhân viên và thay vào đó nhìn nhận vào các số liệu trực quan hơn. Xác định các nhân viên nào thực hiện tốt hoặc không tốt công việc một cách công bằng nhất. Nó giúp điều chỉnh khả năng làm việc đối với mỗi nhân viên, cá nhân thực hiện tốt công việc thì tiếp phục nỗ lực phát huy, các nhân viên chưa tốt thì có các kế hoạch đào tạo lại.
Phát hiện được những điểm chưa tốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, điều chỉnh lại hiệu suất làm việc nhằm phát huy tốt vai trò, vị trí sở trường của các nhân viên, khuyến khích nhân viên thực hiện tốt các công việc hơn.
Đánh giá kết quả công việc gồm những bước nào?
Có nhiều cách và nhiều phương pháp để đánh giá kết quả công việc nhưng nhiều nhất là cách mà chúng tôi muốn giới thiệu sau đây với 6 bước thực hiện việc đánh giá hiệu suất của công việc.
Thiết lập các bộ tiêu chuẩn để đánh giá kết quả
Việc thiết lập bộ tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất công việc là cần thiết. Nó làm cơ sở để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Khi có kết quả từ việc đánh giá công việc của nhân viên, nhà quản trị dùng kết quả này đối chiếu với bộ đánh giá tiêu chuẩn công ty đã soạn. Có thể so sánh, nhận xét là nhân viên có hoàn thành các công việc hay mục tiêu đặt ra?
Tiêu chí đầu tiên là rõ ràng, không có sự nhầm lẫn dẫn đến việc khó so sánh. Cùng với rõ ràng là dễ hiểu, không có các từ ngữ gây khó hiểu hoặc nhầm lẫn, trình bày cũng là vấn đề quan trọng cần quan tâm tới.
Tiêu chí đánh giá kết quả có thể đo lường được là tổng hợp các đánh giá để nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định về nhân sự. Việc đo lường được là một vấn đề rất quan trọng. Có khả năng kiểm chứng được nhằm đánh giá nhân viên được chính xác và khách quan.
Một vấn đề cần đặc biệt phải được lưu tâm đó là có thể đạt được. Đúng vậy, các mục tiêu được đặt ra có thể thực hiện được trong khả năng và nguồn lực hiện tại của công ty và nhân viên. Việc đặt mục tiêu quá xa vời khả năng sẽ không có ý nghĩa trong đánh giá.
Cuối cùng, công bằng chính là việc mà công ty phải có sự quan tâm sâu sắc. Có sự công bằng trong đánh giá nhân viên sẽ không có những xung đột nội bộ có thể xảy ra giữa các nhân viên.
Truyền đạt các nội dung trong bộ tiêu chuẩn đến các nhân viên
Việc này giúp nhân viên hiểu rõ được vai trò của mình trong công việc. Hiểu được các mục tiêu tương lai của công ty từ đó phấn đấu nỗ lực để thực hiện. Việc công bố quy chuẩn cũng tạo sự công bằng trong các nhân viên của một công ty, tạo nên tính cạnh tranh, nâng cao năng suất làm việc của mỗi cá nhân. Góp phần phát triển hiệu suất làm việc của cả công ty.
Truyền đạt các tiêu chí đánh giá từ khâu tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ chọn được các ứng viên phù hợp với vị trí đó. Làm giảm chi phí đào tạo nhân viên ở trong tương lai sau khi làm việc tại doanh nghiệp.
Kết quả thực tế của nhân việc được đánh giá
Tại bước này bạn bắt đầu đánh giá kết quả công việc của nhân viên dựa trên số lượng công việc và hiệu quả mà nhân viên thực hiện được trong suốt quá trình làm việc của nhân viên. Để làm được việc này bạn phải quan tâm theo dõi nhân viên liên tục suốt quá trình làm việc như một chu kỳ đánh giá kết thúc vào ngày 31 tháng 12 mỗi năm.
Thực hiện so sánh, đánh giá với bộ tiêu chuẩn
Sau khi có kết quả đánh giá kết quả công việc của nhân viên, bạn có thể thực hiện so sánh, đối chiếu với bộ đánh giá tiêu chuẩn của công ty đã được soạn ra trước đó. Từ đó, bạn có thể xác định được nhân viên nào làm việc tốt, nhân việc nào không đạt được mục tiêu đề ra.
Các nhà quản trị có thể để nhân viên tự so sánh đánh giá, điều đó giúp nhân viên nhìn nhận được kết quả và khả năng hoàn thành công việc của mình. Từ đó, nhân viên có thể nhìn nhận những vấn đề của bản thân và khắc phục nó.
Những trao đổi về kết quả đánh giá
Ở bước này, nhà doanh nghiệp thực hiện việc tìm hiểu những nguyên nhân làm việc chưa thực sự tốt của nhân viên, đưa ra lời khuyên và điều chỉnh hợp lí. Việc thảo luận này cũng tránh các hiểu lầm vướng mắc không đáng có giữa nhân viên và nhà quản trị. Đưa ra những góc nhìn của nhau để trao đổi nhằm có các hướng giải quyết hợp lý.
Đưa ra các quyết định qua bản đánh giá kết quả công việc
Sau khi trao đổi các vấn đề với nhân viên của mình, các nhà quản lý họp với nhau cùng thảo luận đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đang gặp phải của doanh nghiệp. Ở bước này các quyết định quan trọng của doanh nghiệp sẽ được đưa ra như các quyết định khen thưởng và các điều chỉnh nhân sự.
Những cách đánh giá kết quả công việc hiệu quả
Đánh giá hiệu suất công việc của nhân viên mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hiểu được điều đó chúng tôi mang đến cho bạn đọc các phương pháp đánh giá doanh nghiệp được sử dụng nhiều nhất sau đây.
Phương pháp thẻ điểm cân bằng
Phương pháp này xây dựng lên tầm nhìn chiến lược cho tương lai để các nhân viên trong công ty có thể thấy được các mục tiêu của công ty từ đó có thể phấn đấu phát triển năng lực bản thân. Phương pháp này đánh giá kết quả công việc theo các mục tài chính, khách hàng, các hoạt động kinh doanh, đào tạo và phát triển.
Phương pháp đo lường hiệu suất để đánh giá kết quả
Chỉ số đo lường hiệu suất là KPI, doanh nghiệp có thể xây dựng hiệu suất KPI cho từng nhân viên ở mỗi bộ phận khác nhau. Việc đó, giúp doanh nghiệp theo dõi được liên tục tình hình làm việc của nhân viên.
Các phương pháp đo lường khác
Ngoài những phương pháp đánh giá kết quả như trên còn có các phương pháp như quản lý, đánh giá theo mục tiêu các công việc được đề ra, phương pháp xếp hạng hiệu suất làm việc, theo thang đồ thị và theo danh mục. Đây là các phương pháp được nhiều doanh nghiệp thường sử dụng để đánh giá.
Kết luận
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc đánh giá kết quả của nhân viên trong một công ty là một công việc không thể thiếu đối với ban quản trị. Chúng tôi hy vọng những nội dung mà chúng tôi cung cấp ở trên có thể mang đến cho bạn những cái nhìn tổng quan về việc đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.