Bất cứ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thì đội ngũ nhân viên chính là nền tảng, là bộ phận “nòng cốt” giữ vai trò quan trọng quyết định sự phát triển hay thụt lùi của công ty. Do đó, việc đánh giá thực hiện công việc của từng nhân sự, để từ đó giúp họ khắc phục hạn chế và phát huy điểm mạnh, trau dồi chuyên môn nhằm cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp là việc không thể bỏ qua. Vậy những vai trò của đánh giá năng lực trong một tổ chức là gì?
Thứ nhất, tạo động lực làm việc và tăng cường sự hợp tác
Hiện nay, có rất nhiều công cụ, phương pháp để đánh giá chính xác khả năng thực hiện công việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Chẳng hạn như: phần mềm quản lý, sơ đồ, biểu đồ, hệ thống phân tích chức năng, hệ thống điếm số KPIs,… Nhiệm vụ của bộ phận quản lý doanh nghiệp là tìm ra một công cụ trực quan phù hợp và tốt nhất để nắm vững cấu trúc nhóm, nguồn nhân lực, thời hạn hoàn thành dự án của vị trí, bộ phận, phòng ban.
Có thể bạn quan tâm:
- Đánh giá năng lực nhân viên là gì? Tại sao cần phải đánh giá?
- Công cụ đánh giá năng lực, hỗ trợ quá trình quản lý nhân sự
- Phương pháp đánh giá năng lực mang lại hiệu quả cao
Một khi bộ phận quản lý nắm bắt tốt tình hình thực hiện công việc của nhân viên, bộ phận hay tình trạng của dự án, từ đó có thể giúp nhân viên nhìn nhận rõ ràng hơn về các hoạt động đang diễn ra và phá hiện điều tắt nghẽn hay sai phạm, thúc đẩy họ làm việc hiểu quả hơn.
Thứ 2, giúp nhân viên hiểu làm thế nào để có thể làm việc tốt hơn
Từ bảng đánh giá thực hiện công việc sẽ giúp nhân viên có động lực hoàn thành những nhiệm vụ được giao và hiểu hơn về dự án khi có thể tự nhìn thấy sự tiến bộ của mình hay tạo sự so sánh nó với đồng nghiệp khác.
Thứ 3, giúp doanh nghiệp đánh giá khách quan về nhân viên
Dựa trên kết quả thực hiện công việc, nhà quản lý dễ dàng xác định điểm tắc nghẽn trong hoạt động, giúp tái phân bổ nguồn nhân lực một cách phù hợp, giúp công việc chung được thực hiện theo đúng tiến độ cũng như đảm bảo nguồn chi phí dự trù.
Trong quá trình đánh giá thực hiện công việc nhân viên, vai trò của đánh giá năng lực là rất quan trọng, ta có thể áp dụng tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn khác nhau nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan về sự đánh giá. Điều này làm mất đi giá trị cơ bản của việc đánh giá trong phương diện so sánh, là một trong những nguyên nhân giảm lòng tin của những người bị đánh giá về một hệ thống đánh giá không cụ thể. Do vậy, việc thiết lập một hệ thống đánh giá thực hiện công việc chính thức sẽ là một cơ sở giảm bớt sự khác biệt trên.
Hệ thống đánh giá thực hiện công việc nhân viên là một phương tiện khuyến khích nhà quản lý đưa ra ý kiến phản hồi đầy đủ cần thiết hay thích đáng đối với bộ phận, nhân viên cấp dưới, giúp cho nhân viên có thể điều chỉnh kịp thời, đúng theo hướng có lợi nhất cho bản thân cũng như doanh nghiệp mà họ đang hoạt động.
Thứ 4, cải thiện thái độ làm việc của nhân viên
Có thể bạn quan tâm:
- Giám sát an toàn – Những điều cần thiết mà bạn nên biết
- Nhân viên kinh doanh là nghề gì? Những kỹ năng cần phải có?
Giả sử một doanh nghiệp không có hệ thống đánh giá năng lực thực hiện công việc thì bản thân nhân viên cũng sẽ gặp phải rất nhiều bất lợi như: họ sẽ không thể nhận ra được sự tiến bộ hay sai sót, lỗi của mình trong quá trình thực hiện công việc; họ sẽ không có được cơ hội được đánh giá xem bản thân mình đã làm việc tốt chưa, xứng đáng với mức lương được hưởng hay không, từ đó có những thay đổi về thái độ làm việc cho phù hợp; họ sẽ không được xác định, sửa chữa các yếu điểm cũng như trau dồi chuyên môn của mình thông qua đào tạo; họ sẽ ít có cơ hội chia sẻ, trao đổi thông tin với các cấp quản lý,…
Từ những điều trên có thể thấy vai trò của đánh giá năng lực là không thể thiếu. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên có tầm quan trọng rất lớn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua và triển khai nó. Bởi vì đây thực sự là một cơ hội để doanh nghiệp xây dựng đội ngũ nhân viên hùng mạnh, vươn lên trong môi trường khi mà tính cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Vai trò của đánh giá năng lực là rất quan trọng trong công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp. Từ khi doanh nghiệp bắt đầu hình thành, việc tuyển dụng, sắp xếp những nhân sự đầu tiên sẽ dưới góc độ “Có khả năng và phù hợp với vị trí công việc dự kiến hay không?” hay cụ thể ra là nhân sự đó có kiến thức tốt để thực hiện công việc hay chưa? Kỹ năng đã đủ tốt để làm việc hiệu quả hay chưa? Thái độ có tốt hay không…? Cho dù việc đánh giá này có bài bản hay không.