Công trình muốn tiến hành suôn sẻ, thuận lợi thì việc đảm bảo an toàn là ưu tiên hàng đầu. An toàn xây dựng liên quan đến nhiều vấn đề về chất lượng công trình, an toàn cho công nhân thi công và cả môi trường xung quanh. Hãy xem thử làm như thế nào để giám sát an toàn công trình tốt nhất cho các dự án, công trình đang thi công.
Giám sát an toàn công trình là gì?
Giám sát an toàn công trình chính là người trực tiếp chịu trách nhiệm theo dõi mọi việc, kiểm soát chất lượng và khối lượng công trình đang thi công liệu có đúng với những tiêu chuẩn hiện hành theo quy định, đảm bảo tiến độ và an toàn lao động cho người làm việc.
Có thể bạn quan tâm:
- Công việc của giám sát an toàn lao động tại nơi làm việc
- Chứng chỉ giám sát an toàn có quy định như thế nào khi cấp?
- Giám sát an toàn điện có nhiệm vụ gì khi triển khai công việc?
Người làm giám sát cần phải có những kinh nghiệm, kiến thức dày dặn trong lĩnh vực xây dựng, các bằng cấp chứng nhận có đầy đủ khả năng đáp ứng cho công việc trên. Thường thì những người này sẽ là những kỹ sư làm việc lâu năm, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.
Không chỉ đơn giản là người giám sát an toàn mà họ còn là đại diện trực tiếp cho chủ đầu tư dự án để tiến hành theo dõi, kiểm tra đầy đủ, bất kỳ vấn đề gì phát sinh sẽ báo cáo, xử lý ngay. Nghiệm thu chất lượng công trình để xem bên thi công có đang làm đúng với hợp đồng đưa ra hay không.
Những việc cần làm của một người giám sát an toàn công trình
Tới tại hiện trường thi công để theo dõi, kiểm tra công việc, cập nhật chi tiết đầy đủ các vấn đề, tiến độ của công trình.
Luôn đốc thúc nhân viên làm việc theo đúng những quy định, tiêu chuẩn xây dựng của dự án đề ra. Hướng dẫn nghiệp vụ cho công nhân để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, chấm công cho họ.
Nếu tìm ra các sai phạm thì tiến hành xử lý, tìm hiểu nguyên nhân, báo cáo với bên đầu tư để giải quyết và đình chỉ thi công nếu phát hiện tình trạng nghiêm trọng. Còn nếu những vấn đề sai sót nhỏ có thể xử lý thì giải quyết ngay tại công trình tránh kéo dài ảnh hưởng tiến độ.
Tiến hành nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành, đốc thúc làm việc để đảm bảo công trình hoàn thành đúng hạn.
Đảm bảo nhà thầu chính và phụ đều đang có tiến độ thi công tốt, thống nhất với toàn bộ công trình.
Kiểm tra hồ sơ thi công, phát hiện những vấn đề sai sót để đưa ra những cảnh báo kịp thời.
Thường xuyên cập nhật sổ nhật ký công trình để theo dõi tiến độ công trình, đảm bảo không bị trì trệ. Lập hồ sơ quản lý chất lượng của nhà thầu, đơn vị thi công.
Bất kỳ vấn đề gì xảy ra đều sẵn sàng phương án ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn cao nhất cho người công nhân và những người xung quanh công trình.
Quyền và nghĩa vụ của giám sát an toàn
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều Luật xây dựng như sau:
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Nhân viên kinh doanh là nghề gì? Những kỹ năng cần phải có?
- Luật lao động là gì? Những nội dung chính của luật lao động
Thứ nhất, quyền của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:
- Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng.
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết.
- Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.
- Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý.
- Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan.
- Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình:
- Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng.
- Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình.
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng
- Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng.
- Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường.
- Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra.
Trên đây là những quyền và nghĩa vụ của người làm giám sát an toàn công trình cần phải nắm. Mong răng những thông tin trên sẽ hữu ích trong quá trình làm việc của bạn.