Đánh giá năng lực nhân viên là hoạt động hết sức cần thiết trong các doanh nghiệp. Vậy đánh giá năng lực là gì? Mình sẽ giải đáp câu hỏi này đồng thời giới thiệu đến bạn những khái niệm trong quá trình đánh giá nhân viên một cách hiệu quả nhất hiện nay.
Đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Đánh giá năng lực nhân viên có thể được hiểu là đánh giá kiến thức, cũng như kỹ năng làm việc, hay thái độ làm việc đối với mỗi cá nhân, cũng như nhân viên làm việc. Đánh giá được những giá trị tiềm ẩn bên trong của nhân viên, cũng như giá trị làm việc hiệu quả của nhân viên. Nếu như nhân viên có năng lực làm việc tốt, thì việc đặt đúng vị trí làm việc, cũng như cung cấp cho họ đầy đủ những điều kiện làm việc phù hợp sẽ mang đến cho bạn hiệu quả làm việc cao và đem đến những giá trị tuyệt vời đối với doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Công cụ đánh giá năng lực, hỗ trợ quá trình quản lý nhân sự
- Phương pháp đánh giá năng lực mang lại hiệu quả cao
- Tiêu chí đánh giá năng lực của một nhân viên trong tổ chức
Đánh giá năng lực nhân viên cũng là cơ sở để hoạch định được nguồn nhân lực, việc đánh giá được chính xác năng lực cũng được coi là thước đo để doanh nghiệp đó dự báo được khả năng hoàn thành mục tiêu công việc của nhân viên. Hoặc đánh giá được mục tiêu của doanh nghiệp, cũng là cơ sở để trả lương đúng với năng lực của nhân sự.
Năng lực là gì?
“Năng lực là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ. Năng lực là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.”, theo Cục quản lý nhân sự (Office of Personnel Management).
Theo khái niệm này, năng lực thường bao gồm 3 nhóm yếu tố: A-S-K tương đương Thái độ, Kỹ năng, Kiến thức.
Thái độ (Attitude): Mô tả cách nhìn nhận về công việc, về nhiệm vụ, về đồng nghiệp và về cộng đồng. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân sự
Kỹ năng (Skill): Mô tả những khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phát sinh trong thực tế.
Kiến thức (Knowledge): Mô tả những thông tin, sự kiện, quy luật thuộc lĩnh vực được học và nghiên cứu từ trường lớp hoặc được tích lũy từ thực tế, từ các nguồn tư liệu hoặc từ các chuyên gia có kinh nghiệm.
Năng lực có thể được hình thành do tư chất tự nhiên của cá nhân. Tuy nhiên năng.lực phần lớn được bồi đắp, nâng cao qua quá trình nỗ lực học hỏi, luyện tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng.
Tại sao cần đánh giá năng lực nhân viên?
Đánh giá năng lực có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp. Từ khi doanh nghiệp bắt đầu hình thành, việc tuyển dụng, sắp xếp những nhân sự đầu tiên sẽ dưới góc độ “Có khả năng và phù hợp với vị trí công việc dự kiến hay không?” hay cụ thể ra là nhân sự đó có kiến thức tốt để thực hiện công việc hay chưa? Kỹ năng đã đủ tốt để làm việc hiệu quả hay chưa? Thái độ có tốt hay không…? Cho dù việc đánh giá này có bài bản hay không.
Đánh giá năng lực được sử dụng khá nhiều trong các hoạt động của quản lý nhân sự. Đây là thông tin giá trị để phục vụ cho nhiều nghiệp vụ khác nhau trong doanh nghiệp như: sắp xếp, bố trí công việc, thuyên chuyển bổ nhiệm vị trí mới,..
Những điều cần lưu ý khi đánh giá nhân sự
Để đánh giá được năng lực nhân viên một cách hiệu quả thì bạn cần đưa ra những lưu ý dưới đây.
Tiêu chí đánh giá rõ ràng
Những tiêu chí được đưa ra để đánh giá năng lực của nhân viên cần căn cứ dựa trên hoạt động thực tế và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Tiêu chí đánh giá cũng cần gắn liền với nhiệm vụ được giao thực hiện và mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức mong muốn tương ứng với từng vị trí công việc của nhân viên. Tiêu chí có thể được xây dựng dựa trên thời gian, hiệu quả, KPI đạt được…
Đánh giá dựa trên sự công bằng và khách quan
Có thể bạn quan tâm:
- Giám sát an toàn – Những điều cần thiết mà bạn nên biết
- Nhân viên kinh doanh là nghề gì? Những kỹ năng cần phải có?
Bạn không nên đánh giá năng lực nhân viên dựa trên máy móc và cảm tính. Bạn cần dựa trên những thước đo chính xác dựa trên năng lực của từng nhân viên. Để đáp ứng được yêu cầu này, bạn cần đánh giá trên nhiều phương tiện bao gồm: Bản thân nhân viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá, lãnh đạo đánh giá (Đánh giá từ thấp đến cao)… Để đảm bảo được sự công bằng cho toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực để phát triển
Đánh giá đúng được năng lực cũng là cách để giúp nhân viên đó có khả năng phát triển hơn nữa. Điều này sẽ giúp cho nhân viên hiểu được năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của mình để có kế hoạch phát triển bản thân tốt nhất.
Đến đây, hẳn là bạn cũng đã nắm được định nghĩa của công việc đánh giá năng lực nhân viên là gì cũng như bỏ túi các công cụ đánh giá năng lực hiệu quả nhất. Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn đã có được sự lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
Tổng hợp: nhansu365.net