Quản trị nhân sự - Kỹ năng cần thiết đối với công việc
  • Trang Chủ
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị nhân sự
  • Phần mềm quản lý
  • Kiến thức về lương
  • Tin tức
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị nhân sự
  • Phần mềm quản lý
  • Kiến thức về lương
  • Tin tức
Quản trị nhân sự - Kỹ năng cần thiết đối với công việc
No Result
View All Result
Home Quản trị doanh nghiệp

Nhân viên kinh doanh là nghề gì? Những kỹ năng cần phải có?

admin by admin
21 Tháng 2, 2023
in Quản trị doanh nghiệp
0
Nhân viên kinh doanh là nghề gì? Những kỹ năng cần phải có?

Nhân viên kinh doanh là nghề gì? Những kỹ năng cần phải có?

0
SHARES
82
VIEWS

Nhân viên kinh doanh là những người trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty, họ là những người trực tiếp làm việc với khách hàng, tư vấn và bán sản phẩm, giải pháp của doanh nghiệp cho khách hàng, từ đó mang lại doanh thu cho các doanh nghiệp của mình.

Nhân viên kinh doanh là nhân viên gì?

Nhân viên kinh doanh còn được biết với nhiều cái tên như nhân viên bán hàng, Account Executive, Sale Supervisor, Sale Executive…là người chịu trách nhiệm làm việc trực tiếp với khách hàng, đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng và thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ, sản phẩm đó.

Nhân viên kinh doanh là gì?
Công việc của nhân viên kinh doanh là tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Mục đích của công việc này là tạo ra doanh thu, lợi nhuận, đẩy bán các sản phẩm góp phần phát triển doanh nghiệp. Vì vậy mà các doanh nghiệp cũng cần một lượng nhân viên lớn để có thể hợp sức tạo nên sức mạnh lớn thu hút đối tác, khách hàng hợp tác.

Công việc của nhân viên kinh doanh bao gồm gì?

Công việc chính của nhân viên kinh doanh là tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, cung cấp các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng đó để tăng thu nhập cho bản thân và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các công việc của nhân viên kinh doanh cụ thể như sau:

Hiểu rõ về tất cả sản phẩm của doanh nghiệp mình

Để có thể bán hàng, yếu tố tiên quyết cần phải có là phải hiểu rõ sản phẩm mình muốn bán, doanh nghiệp của mình có định hướng, chiến lược như thế nào. Vì bạn là người trực tiếp làm việc với khách hàng và là bộ mặt của công ty nên nếu bạn không hiểu gì về sản phẩm, về công ty thì bạn sẽ không có được lòng tin từ những khách hàng của mình và không bán được sản phẩm.

Tìm kiếm và tiếp cận người có nhu cầu 

Đây là yếu tố đầu tiên mà một nhân viên kinh doanh cần phải làm được. Họ sẽ được cung cấp một lượng data khách hàng, sau đó họ phải sử dụng những kỹ năng của mình để tìm ra những khách hàng tiềm năng trong số những data đó. Công việc này tưởng chừng như dễ dàng nhưng thực chất nó cần rất nhiều thời gian và công sức, vì lượng data thì nhiều nhưng số khách hàng thật sự cần thì lại rất ít.

Thiết lập mối quan hệ với đối tác

Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng, thuyết phục họ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì một nhân viên kinh doanh còn cần phải tìm cách duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ nữa. Thường thì thuyết phục một khách hàng cũ mua lại sản phẩm sẽ dễ hơn mời chào một khách hàng mới cho nên đây cũng là một yếu tố hết sức quan trọng cần chú ý.

Đưa ra những ý tưởng mới cho quản lý

Đưa ra những ý tưởng mới cho quản lý
Theo dõi hợp đồng và thanh lý hợp đồng khi đến thời hạn

Ngoài công việc gặp gỡ, duy trì mối quan hệ với khách hàng thì bạn còn phải báo cáo kết quả công việc với cấp trên của mình. Và để việc bán hàng được hiệu quả, bạn cần phải đưa ra những ý kiến, ý tưởng mới để công việc được thực hiện tốt hơn, các ý tưởng bạn đưa ra nếu tốt còn được sếp khen ngợi và trọng dụng nữa đó.

Nhân viên kinh doanh phải quản lý và xử lý hợp đồng

Ngay khi thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm, bạn cần làm các thủ tục ký kết đó là lập hợp đồng, chuyển giao cho sếp ký sau đó chuyển cho khách hàng, đốc thúc khách hàng ký kết và xử lý hợp đồng khi có vấn đề xảy ra.

Một số công việc khác mà nhân viên kinh doanh phải làm

Bên cạnh những công việc trên, nhân viên kinh doanh cần phải thực hiện một số công việc như:

  • Lắng nghe và giải quyết mọi phàn nàn cũng như những yêu cầu của khách hàng.
  • Lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm, dịch vụ một cách hiệu quả.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Theo dõi hợp đồng và thanh lý hợp đồng khi đến thời hạn.
  • Kết hợp với các bộ phận trong công ty để giải quyết các công việc chung của công ty.

5 kỹ năng của nhân viên kinh doanh cần có

Một nhân viên kinh doanh giỏi thì ngoài việc có kiến thức chuyên môn ra thì còn cần phải có thêm kỹ năng mềm như sau:

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp đặc biệt cần thiết cho nhân viên kinh doanh

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng giúp con người thành công, có người đã từng nói rằng: giao tiếp chính là chìa khóa của thành công. Vì vậy, khi bạn giao tiếp tốt, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng, dễ dàng đàm phán và có những đơn hàng của mình. Tất nhiên là không ai có thể có kỹ năng giao tiếp giỏi khi mới vào nghề bạn sẽ phải ngạc nhiên về kỹ năng giao tiếp của bản thân đấy.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong kinh doanh luôn xuất hiện những tình huống, vấn đề phát sinh. Việc của một nhân viên kinh doanh là phải có những giải pháp tối ưu và kịp thời để có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất mà không làm tổn hại đến quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của công ty.Để làm được điều này, bạn cần phải có một đầu óc nhanh nhẹn, sắc bén cùng những biện pháp dự phòng khi sự việc xảy ra.

Khả năng chịu áp lực cao

Nhân viên bán hàng là nghề có áp lực rất cao. Nếu muốn theo đuổi nghề này, bạn cần chuẩn bị cho mình một tinh thần cao độ trong việc chạy deadline từ KPI, doanh số lẫn áp lực từ những khách hàng của mình. Điều này sẽ không dễ dàng đối với những người mới vào nghề nhưng nếu ai chịu được những áp lực này thì có thể sẽ trở thành một nhân viên rất xuất sắc.

Kỹ năng nhận biết đâu là khách hàng tiềm năng

Đây là một yếu tố rất quan trọng mà một nhân viên kinh doanh cần chú ý. Hàng ngày bạn phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng và tất nhiên là bạn không thể dành hết thời gian quý báu của mình cho những vị khách không có tiềm năng lắm, việc xác định nhóm khách hàng tiềm năng ngay từ đầu sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả làm việc và giảm bớt công sức cũng như chi phí cho khách hàng.

Kỹ năng đàm phán siêu phàm

Việc để một khách hàng yên tâm trả tiền cho những sản phẩm dịch vụ từ công ty bạn thì tất cả đều phụ thuộc vào việc đàm phán và thuyết phục. Bạn cần phải ưu tiên xử lý những mong muốn của khách sau đó mới thuyết phục khéo léo bằng kiến thức chuyên môn. 

Những tiêu chí được dùng để đánh giá nhân viên kinh doanh 

Các công ty, doanh nghiệp thường đánh giá nhân viên kinh doanh của mình dựa vào 2 tiêu chí sau:

Dựa vào thái độ làm việc

Dựa vào thái độ làm việc
Tôn trọng nội quy của công ty, luôn cẩn trọng, chăm chỉ

Các đức tính một nhân viên cần có bao gồm: 

  • Sự trung thực: Là điều quan trọng mà mỗi công ty đều yêu cầu nhân viên của mình có, sự trung thực và tận tụy của nhân viên sẽ đi nhanh và đi xa hơn. 
  • Có trách nhiệm với công việc: Điều này thể hiện ở chính công việc của họ, khi bán được sản phẩm cho khách hàng, việc cần làm tiếp theo là phải theo dõi và quan tâm, chăm sóc khách hàng. 
  • Kỷ luật trong công việc: Tôn trọng nội quy của công ty, luôn cẩn trọng, chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó khăn.
  • Thái độ với sếp, với đồng nghiệp, khách hàng: Phải luôn có thái độ tốt với những người xung quanh, tôn trọng và biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến và góp ý từ tất cả mọi người.
  • Có chí cầu tiến: Luôn phải chăm chỉ, học hỏi, nâng cao kỹ năng không ngừng. Không được có thái độ hài lòng với bản thân và với những gì mình đã đạt được, phải tìm ra những cách làm mới, những ý tưởng sáng tạo hơn để đưa công ty đi lên từng ngày.

Dựa vào năng lực làm việc

Dù là làm công việc gì thì năng lực làm việc cũng là một yếu tố bắt buộc phải có. Một doanh nghiệp sẽ đánh giá năng lực làm việc của bạn thông qua các yếu tố:

  • Tư duy trong công việc: Có thể ban đầu bạn chưa làm đúng, bạn làm sai, nhưng nếu vấn đề đó xảy ra một lần nữa, bạn cần thay đổi và giải quyết vấn đề tốt hơn, không được để vấn đề xảy ra sai sót thêm một lần nữa.
  • Mức độ làm việc: Đây không hẳn là năng lực, nhưng nó là một kỹ năng mềm, các công ty không đánh giá cao những nhân viên hay trễ giờ, không đúng hẹn, nghỉ đột xuất mà không báo trước làm ảnh hưởng đến công việc của công ty và làm ảnh hưởng đến khách hàng.
  • Mức độ hoàn thành công việc: Nếu bạn thường xuyên đi muộn, điều này thuộc về ý thức của bạn. Nhưng nếu bạn thường xuyên chậm deadline, không hoàn thành công việc được giao đúng hẹn, việc này là do năng lực của bạn. 
  • Mức độ phát triển trong công việc: Cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho bản thân, cần không ngừng trau dồi bản thân, không nên dậm chân tại chỗ.

Thu nhập được nhận của một nhân viên kinh doanh

Tầm quan trọng của nhân viên bán hàng thì ai cũng biết, vậy với khối lượng công việc như vậy thì sẽ được trả bao nhiêu thu nhập, đó là:

Mức lương cơ bản

Cũng như các ngành nghề khác, mức lương cơ bản của nhân viên kinh doanh dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, năng lực, vị trí… Thông thường, mức lương sẽ dao động theo các khoảng như sau:

  • Chưa có kinh nghiệm: từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: từ 8 – 12 triệu đồng/tháng.
  • Kinh nghiệm từ 5 năm trở lên: từ 15 – 30 triệu đồng/tháng.

Thông thường, nhân viên kinh doanh không có lương cơ bản, họ sống dựa vào hoa hồng và trợ cấp.

Hoa hồng và phụ cấp

Hoa hồng và phụ cấp
Hoa hồng và phụ cấp là nguồn thu nhập chính của ngành nghề này

Hoa hồng và phụ cấp là nguồn thu nhập chính của ngành nghề này, tùy theo các công ty mà sẽ có các mức hoa hồng và phụ cấp khác nhau nhưng đều được tính dựa trên: 

  • Phần trăm doanh thu trong tổng doanh thu của sản phẩm, thường là từ 5 – 10%.
  • Tính hoa hồng theo cấp bậc.
  • Tính hoa hồng theo các điều kiện của công ty.
  • Tính hoa hồng theo thời gian làm việc.

Kết luận

Nhân viên kinh doanh là một ngành nghề rất hấp dẫn đối với giới trẻ hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng đủ đam mê để theo đuổi nghề nghiệp nay. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về nghề này và trang bị những kiến thức cần thiết để có thể thăng tiến trong nghề một cách nhanh nhất nhé.

admin

admin

Next Post
Những nội dung chính của luật lao động

Luật lao động là gì? Những nội dung chính của luật lao động

Úc là quốc gia được người lao động quốc tế đánh giá cao
Tin tức

Đi XKLĐ Úc Hết Bao Nhiêu Tiền: Danh Sách Cần Chuẩn Bị

by admin
3 Tháng mười một, 2024
0

Xuất khẩu lao động tại Úc đang là lựa chọn hấp dẫn với cơ hội thu nhập cao và chất...

Read more
Định cư tại Pháp mang lại nhiều lợi ích

Hướng Dẫn Định Cư Pháp: Điều Kiện, Quy Trình, Cuộc Sống

3 Tháng mười một, 2024
Làm việc online cho các công ty tại Mỹ

Hướng Dẫn Làm Việc Online Tại Mỹ: Cơ Hội, Cách Thành Công

3 Tháng mười một, 2024
Quảng Đông là một trong những tỉnh phát triển kinh tế nhanh nhất ở Trung Quốc

Tìm Việc Làm Tại Quảng Đông Trung Quốc: Cơ Hội, Lưu Ý

3 Tháng mười một, 2024
Visa Hàn Quốc 5 năm là loại visa có thời hạn dài

Visa Hàn Quốc 5 Năm: Điều Kiện, Thủ Tục, Điều Cần Biết

3 Tháng mười một, 2024
logo

Để điều hành một công ty hay một doanh nghiệp thì kỹ năng quản lý nhân sự là điều không thể thiếu. Cùng tìm hiểu về chủ đề này tại nhansu365.net nhé!

2022 Copyright of https://nhansu365.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang Chủ
  • Quản trị doanh nghiệp
  • Quản trị nhân sự
  • Phần mềm quản lý
  • Kiến thức về lương
  • Tin tức