Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chất của phạm vi, đối tượng điều chỉnh, tức là những quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh. Luật Minh Khuê phân tích những phương pháp này của luật lao động mới nhất hiện nay:
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật là gì ?
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách thức do pháp luật quy định, có sự thống nhất bên trong, thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các linh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân.
Phương pháp và đối tượng thực hiện nhằm để căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Quan hệ lao động có đặc điểm gì? Các nhóm quan hệ lao động
- Quan hệ xã hội điển hình liên quan tới quan hệ lao động
- Chính sách tiền lương 2023 với nhiều quy định mới
Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh pháp luật
Do nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) đặt ra; được ghi nhận trong quy phạm pháp luật; được nhà nước đảm bảo thực hiện trên cơ sở có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong những trường hợp cần thiết.
Các cách thức tác động pháp luật lên các quan hệ xã hội có thể là cấm đoán (không cho phép tiến hành một số hoạt động nhất định), bắt buộc (buộc phải thực hiện một số hoạt động nhất định) hoặc cho phép (được phép hoạt động trong một phạm vi nhất định)
Mỗi ngành luật có những phương pháp điều chỉnh riêng. Lý do của sự khác biệt đó là vì có sự khác nhau về:
– Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
– Trật tự hình thành quan hệ pháp luật
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật
– Các biện pháp đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau
Xuất phát từ tính chất, đặc điểm của quan hệ lao động và các quan hệ xã hội có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, luật lao động sử dụng nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau, trong đó có những phương pháp có tính phổ biến và có phương pháp mang tính đặc thù, cụ thể bao gồm:
– Phương pháp thoả thuận;
– Phương pháp mệnh lệnh;
– Thông qua sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tác động vào quan hệ phát sinh trong quá trình lao động.
Nguyên tắc thực hiện phương pháp điều chỉnh của pháp luật
Phương pháp hiệu chỉnh của pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc quyền uy, có tính bắt buộc thi hành, phục tùng như trong luật hành chính, hình sự
Phương pháp hiệu chỉnh của pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc thoả thuận, bình đẳng như đối với quan hệ hôn nhân gia đinh, quan hệ dân sự,
Phương pháp này của pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc tuỳ nghi lựa chọn – có nghĩa là pháp luật cho phép chủ thể pháp luật được phép lựa chọn một trong những cách xử lí mà pháp luật đã đề ra như: có thể đưa vào tài sản chung của vợ chồng hoặc giữ nguyên tài sản thuộc quyền sở hữu riêng trước khi kết hôn, thoả thuận về các điều kiện trong khi kí kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự,…
Phương pháp điều chỉnh của luật lao động
Phương pháp thoả thuận
Có thể bạn quan tâm:
- Nhân tướng học – Nhận biết được tính cách và hiểu lòng người
- Lương net – Những điều bạn nên biết để không bị thiệt
Phương pháp thoả thuận thể hiện sự tự nguyện, bình đẳng của các bên trong quan hệ. Đây là phương pháp điều chỉnh được nhiều ngành luật liên quan đến hợp đồng áp dụng (luật dân sự, luật thương mại, luật hôn nhân gia đình, luật đất đai…). Trong luật lao động, phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong quá trình thiết lập các quan hệ hợp đồng (hợp đồng đào tạo, HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể…).
Phương pháp mệnh lệnh
Phương pháp mệnh lệnh thể hiện tính chất quyền uy, phục tùng của các chủ thể trong mối quan hệ. Trong những quan hệ xã hội do luật lao động điều chỉnh, đặc biệt là quan hệ lao động mặc dù khi tham gia quan hệ mỗi chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ có tính độc lập nhưng kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh phụ thuộc vào việc tổ chức và điều hành quá trình lao động của người sử dụng lao động.
Thông qua sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động
Về phương diện pháp lí, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là bình đẳng. Tuy nhiên, về mặt thực tế giữa họ có nhiều sự bất bình đẳng, người sử dụng lao động là người sở hữu vốn, tài sản doanh nghiệp, có quyền tuyển dụng, sắp xếp công việc, trả lương… còn người lao động chỉ có duy nhất sức lao động, lại thường ở trong tình trạng bấp bênh và phụ thuộc về việc làm nên trong mối quan hệ này, người lao động thường bị coi là “kẻ yếu” và người sử dụng lao động là “kẻ mạnh”.
Trên đây là những thông tin về phương pháp điều chỉnh của luật lao động mà mình đã tổng hợp và muốn gửi đến các bạn, mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn nhé.