Luật lao động có đối tượng điều chỉnh riêng, phương pháp điều chỉnh riêng, nguyên tắc hoạt động riêng, nguồn luật riêng. Tuy nhiên, Người lao động thì không phải ai cũng hiểu rõ về các vấn đề trên khi tham gia quan hệ lao động.
Khái niệm quan hệ lao động
Theo nghĩa rộng, quan hệ lao động được hiểu là quan hệ giữa con người với con người hình thành trong lao động. Trong mối quan hệ này, giữa con người với con người hình thành quan hệ sở hữu về tư liệu, phương tiện sản xuất, quan hệ tổ chức quản lí sản xuất và tổ chức quản lý LĐ cũng như quan hệ phân phối sản phẩm sau quá trình sản xuất, hiểu theo cách hiểu này thì nhìn chung mỗi một phương thức sản xuất có một loại quan hệ tiêu biểu thích ứng với nó.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Quan hệ xã hội điển hình liên quan tới quan hệ lao động
- Chính sách tiền lương 2023 với nhiều quy định mới
- Chế độ thai sản có quy định quan trọng nào cần biết
Trong nền kinh tế thị trường ở thời hiện đại, các quan hệ liên quan đến việc sử dụng nhân lực rất phong phú như quan hệ trong các hợp tác xã, trong hợp đồng khoán việc, trong các doanh nghiệp… Mỗi loại quan hệ này lại có những đặc điểm, thuộc tính riêng. Dù muốn luật lao động điều chỉnh cũng không thể điều chỉnh tất cả các quan hệ LĐ theo nghĩa rộng này được. Vì vậy, theo tinh thần của luật lao động, chúng ta nên hiểu khái niệm quan hệ theo nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, quan hệ lao động là quan hệ giữa người LĐ và người sử dụng LĐ trong quá trình lao động. Trong quan hệ này một bên tham gia với tư cách của người LĐ, có nghĩa vụ phải thực hiện theo yêu cầu của bên kia và có quyền nhận thù lao từ công việc đó. Bên thứ hai là người sử dụng LĐ, có quyền sử dụng sức lao động của người lao động và có nghĩa vụ phải trả thù lao về việc sử dụng sức lao động của người lao động.
Người sử dụng lao động là cá nhân hoặc tổ chức có vốn đầu tư, trang thiết bị kĩ thuật, nhu cầu sử dụng lao động, người lao động là cá nhân, không có vốn, dung sức lao động của mình để nuôi sống bản thân và gia đình.
Đặc điểm của quan hệ lao động
Trong mối quan hệ, người LĐ luôn phụ thuộc vào người SDLĐ
Sự phụ thuộc này thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội nhưng nó tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển.
Thứ nhất, sự phụ thuộc của người lao động vào người sử dụng lao động về mặt pháp lí. Người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lí quá trình lao động của người lao động và người lao động phải tuân thủ. Điều đó xuất phát từ những lí do sau:
Người sử dụng LĐ có quyền sở hữu tài sản mà các yếu tô cấu thành nên quan hệ sản xuất luôn chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu;
Người sử dụng lao động bỏ tiền ra mua sức lao động của người lao động, muốn sử dụng sức lao động đó một cách hiệu quả nhất buộc người sử dụng lao động phải quản lí cho hợp lí, không để bị lãng phí;
Do mục tiêu sinh lợi nhuận, năng suất, hiệu quả, chất lượng trong kinh doanh. Tuy người lao động phụ thuộc vào người sử dụng lao động nhưng pháp luật quy định hai bên được tự do thỏa thuận trên cơ sở hợp đồng lao động.
Thứ hai, về mặt lợi ích kinh tế, giữa người lao động và người sử dụng lao động vừa có mâu thuẫn, vừa có thống nhất phụ thuộc vào nhau. Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có quyền quy định cơ chế phân phối trong đơn vị, có quyền quyết định các mức lương đối với từng vị trí công việc, có nghĩa vụ trả lương cho người lao động….Người sử dụng lao động luôn muốn giảm tới mức thấp nhất các khoản chi phí.
Quan hệ chứa đựng đồng bộ các yếu tố kinh tế và xã hội
Có thể bạn quan tâm:
- Nhân tướng học – Nhận biết được tính cách và hiểu lòng người
- Lương net – Những điều bạn nên biết để không bị thiệt
QHLĐ không chỉ liên quan đến việc làm, giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp. bảo đảm đời sống người lao động, an toàn lao động,… mà còn liên quan đến đầu tư nguồn nhân lực, thu nhập, thu hút đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trên cơ sở những đặc điểm này nhà nước phải có định hướng điều chỉnh phù hợp, giả quyết đồng bộ các vấn đề kinh tế xã hội đặt ra trong quá trình sử dụng lao động.
Các loại quan hệ lao động
Quan hệ làm công ăn lương giữa người LĐvà người sử dụng LĐ
Quan hệ giữa người làm công ăn lương và người sử dụng LĐ được xác lập trên cơ sở hợp đồng. Xét về bản chất đó là sự thỏa thuận giữa các bên theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, quan hệ làm công ăn lương giữa người LĐ và người sử dụng LĐ là đối tượng điều chỉnh chủ yếu nhất của luật lao động, bờ vì xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của các bên tham gia mối quan hệ.
Các quan hệ khác
Là quan hệ giữa người LĐ và người sử dụng LĐ nhưng không xác lập trên hợp đồng lao động mà xác lập bằng các hình thức khác như: biên chế, bầu cử…. Những quan hệ này luật lao động chỉ điều chỉnh một phần chứ không điều chỉnh toàn bộ.
Trên đây là thông tin về quan hệ lao động và những đặc điểm liên quan giữa hai chủ thể sử dụng lao động và người lao động. Mong rằng những thông tin trên đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích dành cho bạn nhé.