Luật Lao động Việt Nam không chỉ điều chỉnh quan hệ lao động mà ngoài ra, nó còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Đó là những quan hệ phát sinh từ quan hệ lao động, gắn liền với việc sử dụng lao động hoặc làm ảnh hưởng trực tiếp đến các quan hệ lao động. Theo pháp luật hiện hành, những quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động bao gồm:
Quan hệ về việc làm
Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội được hình thành để thiết lập quan hệ lao động bởi vì không có việc làm thì không có sự làm việc, không có yếu tố trả lương vì thế quan hệ việc làm cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động Quan hệ việc làm là quan hệ xã hội được hình thành giữa người lao động có nhu cầu việc làm với người sử dụng lao động có nhu cầu về nhân công để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Chính sách tiền lương 2023 với nhiều quy định mới
- Chế độ thai sản có quy định quan trọng nào cần biết
- Phương pháp điều chỉnh luật lao động có tác dụng gì?
Quan hệ học nghề
Học nghề, đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp là tạo điều kiện cho người lao động có việc làm và duy trì ổn định về công việc đó,do đó vấn đề học nghề cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động. Quan hệ học nghề là quan hệ xã hội được hình thành giữa người học nghề có nhu cầu với cơ sở dạy nghề nhằm mục đích nâng cao kiến thức nghề nhất định Quan hệ học nghề vừa là quan hệ ảnh hưởng trực tiếp với quan hệ lao động thường đan xen với quan hệ lao động hoặc nhiều khi phát sinh trước tạo điều kiện cho quan hệ lao động được hình thành nghĩa là có một số trường hợp họ tham gia học nghề trước để trau dồi kĩ năng có tay nghề cao rồi mới tham gia làm việc nếu như vậy cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ tốt hơn.
Quan hệ bồi thường thiệt hại
Trong quan hệ lao động là có sự khác nhau về địa vị giữa các chủ thể và các xung đột về quyền và nghĩa vụ, khi thực hiện các nghĩa vụ đó thì phải có các nghĩa vụ bồi thường do đó bồi thường thiệt hại cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động Quan hệ bồi thường thiệt hại do Luật Lao động điều chỉnh được hình thành giữa một bên trong quan hệ đó gây thiệt hại về tài sản, sức khoẻ hay vi phạm khác cho phía bên kia thì phải có nghĩa vụ bồi thường được các quy phạm pháp luật điều chỉnh Các quan hệ bồi thường thiệt hại do Luật Lao động điều chỉnh bao gồm: Quan hệ bồi thường thiệt hại về tài sản, Quan hệ bồi thường do vi phạm hợp đồng, Quan hệ bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người lao động.
Quan hệ về đại diện lao động
Quan hệ đại diện lao động là mối quan hệ xã hội i giữa tổ chức đại diện tập thể người lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện của người sử dụng lao động nhằm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh do đó quan quan hệ đại diện lao động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động. Tham gia vào quan hệ lao động thì giữa các chủ thể có địa vị khác nhau,người lao động luôn phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động do đó để hạn chế sự lạm dụng của người sử dụng lao động, duy trì ổn định quan hệ lao động và thoả mãn được mục tiêu cho mỗi bên thì cần có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể người lao động.
Quan hệ bảo hiểm xã hội
Trong quan hệ lao động là quan hệ xã hội luôn tiềm ẩn các rủi ro làm cho người lao động gặp rất nhiều khó khăn vì vậy để đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ mất hoặc giảm khả năng lao động, hay hết tuổi lao động được Nhà nước đảm bảo bằng nhiều loại quỹ khác nhau, trong đó có quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó quan hệ bảo hiểm xã hội cũng thuộc tượng điều chỉnh của Luật Lao động Quan hệ bảo hiểm xã hội gồm :quan hệ trong việc tạo thành quỹ bảo hiểm, quan hệ trong việc chi trả bảo hiểm xã hội.
Quan hệ giải quyết tranh chấp lao động và đình công
Có thể bạn quan tâm:
- Nhân tướng học – Nhận biết được tính cách và hiểu lòng người
- Lương net – Những điều bạn nên biết để không bị thiệt
Trong quan hệ lao động việc đảm bảo quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên trên cơ sở thoả thuận và đảm bảo thực hiện nó nhưng cũng do việc đảm bảo các quyền và nghĩa vụ đó là nguyên nhân dẫn đến xung đột của mỗi bên, đặc biệt trong lĩnh vực lao động thì giữa các bên có địa vị xã hội khác nhau do đó việc xảy ra mâu thuẫn là không thể tránh khỏi vì vậy việc giải quyết các tranh chấp lao động và đình công cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động.
Quan hệ quản lý nhà nước về lao động
Trong quan hệ lao động nhằm duy trì quan hệ giữa các chủ thể và thoả mãn mục tiêu,lợi ích cho các chủ thể thì cần phải có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì thế quản lý nhà nước về lao động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động. Quan hệ về quản lí lao động là quan hệ quan hệ giữa Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các cấp, ngành, doanh nghiệp hoặc NSDLĐ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về sử dụng lao động.
Quan hệ xã hội có mối liên hệ mật thiết tới quan hệ lao động trong thực tế, mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về các mối quan hệ đặc thù trong xã hội này.