Ở bất kỳ công việc nào thì một người có phương pháp quản lý giỏi đều được trọng dụng và đề cao. Đây là một chức năng không thể nào thiếu cho dù là hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực hay công việc nào để có thể vận hành được một tổ chức hay một bộ máy nào đó một cách tốt nhất.
Quản lý là gì?
Mặc dù bạn đã có những thông tin về cụm từ quản lý, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về nó chưa? Bởi vì đây là một khái niệm khá rộng và khó có thể chỉ ra một cách chính xác.
Tùy theo từng lĩnh vực từng chủ đề mà người ta có những định nghĩa về quản lý khác nhau. Cho nên các thông tin bao quát về cụm từ này được thể hiện thông qua hai khái niệm cơ bản và chủ yếu nhất được nhiều người tin tưởng mà bạn nên biết.
Định nghĩa quản lý theo chuyên gia
Quản lý là sự tác động của một tổ chức một nhóm hay một đối tượng nào đó với mục đích hoạt động theo kế hoạch theo chủ thể chỉ huy và điều khiển những yếu tố hoạt động sao cho phù hợp nhất.
Điều này sẽ giúp cho công việc có thể vận hành và hoạt động theo từng khâu bài bản theo điều kiện biến động của môi trường xung quanh. Tuy nhiên công việc này sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm khả năng của người chỉ huy rất nhiều. Họ phải là những người thật sự có năng lực để có thể đứng ra quản lý được nhiều con người khác nhau để tăng hiệu suất công việc.
Theo bách khoa toàn thư
Bên cạnh đó theo quyển bách khoa toàn thư tại Việt Nam thì từ ‘quản lý’ được phát triển từ hai yếu tố cấu thành. Đầu tiên là phải kể đến từ ‘Quản’: có nghĩa là quản giáo, trông coi theo sự yêu cầu nhất định từ một tổ chức hay nhóm người khác. ‘Lý’ có nghĩa là tổ chức và điều khiển những hoạt động cụ thể đối với công việc nào đó.
Cho nên khi kết hợp giữa hai từ này lại với nhau sẽ tạo ra một quá trình chính là quản và lý được liên kết một cách chặt chẽ với nhau. Và quản lý sẽ được thực hiện chỉ khi có sự tham gia của con người.
Có nghĩa là những hoạt động của con người được tạo ra với nhiều chức năng khác nhau từ đó sẽ có một người chỉ huy để đứng ra quản lý và điều hành công việc theo đúng bài bản và cơ cấu.
Hay nói cách khác người quản lý sẽ điều khiển và chỉ đạo để có thể vận hành con người hoạt động công việc theo đúng như quy luật và đạt được mục tiêu nhất định như đã đề ra ngay từ ban đầu.
Tuy nhiên họ phải là những người có cho mình sự quyền uy, điều đó chỉ có khi họ đã có đủ kinh nghiệm sự tài giỏi và một kiến thức hơn người thì mới có thể điều hành một công việc cùng với hàng chục hàng trăm hàng nghìn con người.
Người quản lý cần thực hiện nhiệm vụ gì?
Chức danh quản lý luôn là một chức danh được biết bao nhiêu người ao ước. Nhưng những công việc thực hiện trong quá trình đó cũng không hề đơn giản, bắt buộc người chỉ huy phải có kiến thức sâu rộng và những kinh nghiệm nhất định trong việc điều hành và xử lý công việc.
Hoạch định & hoạch định chiến lược
Thông thường người ta sẽ định nghĩa thuật ngữ hoạch định theo nhiều nghĩa khác nhau. Thế nhưng người ta chia thành hai loại chính để có thể phân biệt trong từng trường hợp cụ thể.
Hoạch định kế hoạch quản lý
Hoạch định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Nhiệm vụ này có vai trò chủ yếu là giúp định hướng được những đường lối và đưa ra những giải pháp cho tương lai.
Hay nói một cách dễ hiểu theo từng hoạch định có nghĩa là lên kế hoạch và ra quyết định. Cho nên yếu tố đầu tiên của một nhà quản lý là nhất định phải có một tầm nhìn xa để có thể định hướng và quyết định sứ mệnh tương lai cho tổ chức đó.
Điều này sẽ giúp cho tổ chức đó có thể hoạt động với sự thay đổi liên tục của môi trường xung quanh. Từ đó sự phối hợp giữa các đối tượng trong tổ chức sẽ hoạt động một cách tốt hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu chung.
Hoạch định chiến lược
Bên cạnh đó hoạch định chiến lược cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Bởi vì không chỉ định hướng tương lai cho tổ chức mà họ còn phải và sẵn ra một chiến lược cụ thể để có thể phát triển trong dài hạn. Điều này quyết định sự tồn tại của tổ chức này trên thương trường trong một môi trường luôn biến đổi.
Cho nên đây được coi là phương tiện quản lý quan trọng nhất đối với nhiệm vụ hoạch định. Tuy nhiên những đặc tính của hoạch định gồm nhiều yếu tố khác nhau:
- Hệ thống: trong một chiến lược mang tính chất phát triển thì cần phải có sự hệ thống và được hoạt động ổn định.
- Bao quát: chiến lược được đưa ra phải bao gồm nhiều vấn đề khác nhau trong một thời gian dài để có thể đưa ra những giải pháp phòng ngừa.
- Chọn lựa: Thông thường các nhà quản lý sẽ đưa ra một mốc thời gian cụ thể để và sẵn chiến lược. Tuy nhiên thời gian này sẽ không thể nào làm được đầy đủ tất cả các công việc khác nhau bởi vì nguồn lực có hẹn và sự chuyển biến trong xã hội luôn thay đổi.
- Thời đại: trong thời buổi đất nước ngày càng phát triển thì sự hiện đại sẽ ngày càng gia tăng và không còn quá gò bó trong một ranh giới như xưa đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cho nên bạn thân của những nhà quản lý cần phải am hiểu những thành tựu phát triển của nhân loại và phòng tránh những thất bại đã từng diễn ra.
Tổ chức
Đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng ở bất kỳ người quản lý nào. Nếu những mục tiêu của tổ chức đã được đặt ra và hoạch định chiến lược một cách cụ thể về chi tiết thế nhưng lại không giao việc để tổ chức thực hiện công việc đó cho đúng người thì chắc chắn sẽ không thể nào hoàn thành được một cách chính xác.
Thông thường tại các công ty lớn thì người ta đòi hỏi những người chỉ huy cần phải am hiểu và biết rõ tường tận vị trí khác nhau để có thể tiến hành giao việc, support, control và điều chỉnh. Bên cạnh đó biết cách giao việc và Đào tạo một cách bài bản trong quá trình làm việc sẽ giúp cho nhân viên có cơ hội được phát triển mạnh mẽ.
Lãnh đạo
Nói một cách dễ hiểu lãnh đạo có nghĩa là sự tương tác giữa người chỉ huy đối với nhân viên tổ chức hoặc là những nhóm tách lẻ. Người đó sẽ đưa ra những hướng đi và giúp cho đội ngũ nhân viên có thể dễ dàng tiếp nhận và thực hiện theo đúng mục tiêu như đã đề ra lúc đầu.
Nhìn chung lãnh đạo là một kỹ năng khá khó bởi vì nó đòi hỏi ở người lãnh đạo rất nhiều khả năng khác nhau. Vừa phải am hiểu được tâm lý của nhân viên trong thời phải truyền đạt những nguồn thông tin sao cho mọi người có thể hiểu được ý diễn đạt của mình và giúp cho công việc có thể hoàn thành nhanh chóng hơn.
Hoạt động quản trị giữ vai trò gì trong quản trị nhân sự
Người quản lý có một vai trò cực kỳ lớn đối với quá trình phát triển và hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt là những công việc liên quan đến nhân sự như tuyển dụng đào tạo và phát triển nghề nghiệp dành cho mỗi đối tượng.
Quản lý chính sách
Đối với việc quản lý sẽ giúp cho công việc xem xét những chính sách và thực hiện quy định nhà nước một cách đảm bảo và chính xác hơn rất nhiều. Bên cạnh đó là một nhà quản lý về nhân sự thì họ phải có trách nhiệm vô cùng lớn để đề xuất những ưu điểm và nhược điểm trong phạm vi mục tiêu mà doanh nghiệp đang mong muốn hướng đến.
Tư vấn cho bộ phận nhân sự
Trong trường hợp nhân viên của bộ phận nào gặp những vấn đề khó khăn và dẫn đến những tình trạng như vắng mặt bỏ việc hoặc là mong muốn có thể tăng lương thưởng, phụ cấp…thì bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần phải xử lý và tiếp nhận một cách triệt để để đưa ra những giải pháp hợp lý.
Vai trò quản lý
Khi nói đến vai trò của người này thì chắc chắn điều mà quan trọng nhất chính là sự quyết định. Họ gần như là có quyền quyết định tất cả những công việc vấn đề chung, đồng thời họ phải sẵn sàng chịu những trách nhiệm có thể xảy ra nếu công việc đó không hoàn thành.
Cho nên người quản lý cần phải có một sự bản lĩnh nhất định bởi vì công việc này cực kỳ khó khăn và không phải ai cũng đủ dũng cảm để có thể đứng ra phải chịu trách nhiệm cho tất cả hành động mà mình đã làm sai.
Chính vì thế những người này sẽ rất giỏi về mặt giao tiếp bởi vì những mối quan hệ xung quanh họ là cực kỳ nhiều. Đồng thời họ cũng là một bộ mặt sáng giá cho công ty khi giao dịch và đàm phán với khách hàng.
Bên cạnh đó họ cũng chính là người sẽ tiến hành thu thập những thông tin quan trọng đến từ phía cấp dưới của mình và tiếp đó sẽ giao lên cho cấp trên kiểm tra. Từ đó công việc sẽ được vận hành một cách nhanh chóng và trơn tru.
Họ là người biết cách để có thể giúp cho một tập thể tăng cao sự quyết tâm trong tinh thần làm việc. Có nghĩa là những người trong tổ chức sẽ thực hiện làm việc để theo đuổi theo mục tiêu chung trong một tâm trạng hứng khởi vui vẻ nhất. Cho nên đối với cấp dưới của mình họ sẽ phải chuyên đạt những kinh nghiệm sự hiểu biết của mình trong thời gian trước để họ có những hành trang để bắt đầu hành động
Kết luận
Quản lý là một khái niệm rất rộng nhưng nó lại cực kỳ quan trọng cho bất kỳ trường hợp nào đặc biệt là đối với công việc. Cho nên những thông tin trên sẽ vô cùng bổ ích nếu bạn muốn bổ sung cho mình những kiến thức cụ thể liên quan đến từ khóa này.