Quản trị doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với tổ chức, đơn vị quy mô lớn và nhỏ. Quản trị hiệu quả sẽ đem lại cho doanh nghiệp những giá trị tốt và hoạt động bền vững lâu dài hơn. Chính vì thế, bạn cần biết quản trị doanh nghiệp là gì và chúng có chức năng gì thông qua bài viết sau nhé.
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Một hệ thống toàn bộ những quy tắc, cơ chế, quy định mà dựa vào đó doanh nghiệp có thể điều hành và kiểm soát gọi là quản trị doanh nghiệp. Cơ bản, quản trị chính là việc cân bằng được lợi ích giữa các bên với nhau. Cụ thể như: người quản lý, cổ đông, người xuất vốn, khách hàng,…
Hoạt động quản trị còn tạo ra nhiều nguyên tắc nhằm đạt được mục tiêu của công ty. Phạm vi hoạt động của nó bao gồm: kế hoạch thực hiện, quy trình kiểm soát và cả việc đo lượng hiệu quả của dự án.
Nguyên tắc phải tuân thủ trong quản trị doanh nghiệp
Những nguyên tắc trong quản trị doanh nghiệp được chú trọng rất cao. Vì nó chính là gốc rễ để quản lý hiệu quả nhất các hoạt động liên quan doanh nghiệp. Cụ thể chúng ta có thể kể đến những nguyên tắc quan trọng như sau:
Tìm hiểu chi tiết về thông tin liên quan hoạt động doanh nghiệp
Những nguồn thông tin cần thiết bạn cần nắm như: chỉ số thị trường, tạp chí kinh doanh, tin tức,..Thông qua việc tìm hiểu này nhà quản trị sẽ bắt đầu đưa ra những quyết định cụ thể về bước đi quan trọng của doanh nghiệp. Ngoài ra, những thông tin về mối đe dọa doanh nghiệp cũng được cụ thể hóa hơn.
Sự quyết đoán của nhà quản trị
Nhận được thông tin liên quan đến doanh nghiệp, nhà quản trị phải biết cách hành động nhanh chóng. Nếu không thông tin đó rất mau lỗi thời và trở nên vô ích. Vì vậy, nhà quản trị phải biết cách tận dụng chúng hiệu quả không để lãng phí. Bởi bất kỳ nguồn thông tin nào có liên quan đến doanh nghiệp đều rất hữu ích.
Lý do quan trọng của doanh nghiệp chính là họ đã dành quá nhiều thời gian với những thông tin không liên quan. Chẳng hạn việc nếu nền kinh tế suy thoái thay vì lập kế hoạch đối phó thì họ lại đi sâu vào hiện trạng hơn.
Luôn để tâm đến mối đe dọa khi quản trị doanh nghiệp
Từng doanh nghiệp sẽ có những mối đe dọa và thách thức riêng cần đối mặt. Vì thế, là một nhà quản trị bạn phải biết cách đối phó với chúng thế nào, chỉ đạo việc kinh doanh thành công hơn. Tóm lại, quan trọng vẫn là kiến thức của nhà quản trị đó về mặt kiến thức khi xử lý khủng hoảng.
Giữ đạo đức kinh doanh khi quản trị doanh nghiệp
Chiến lược chính là công cụ giúp công ty phát triển và lợi nhuận tăng lên nhanh chóng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, muốn phát triển mạnh thường giá trị đạo đức ngành sẽ rất kém. Thế nên, mỗi bước đi bạn nên lưu ý các đáp ứng những điều kiện:
- Tạo ra giá trị cho xã hội
- Không ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như uy tín của nhà quản trị
Nếu bạn có thể tuân thủ đúng được hai điều kiện trên chứng tỏ bạn có đạo đức với nghề, tạo nên sự khác biệt và uy tín hơn so với những doanh nghiệp khác. Cho nên những người này sẽ được trọng dụng và đưa vào những công việc quan trọng trong tổ chức.
Đương đầu với khó khăn
Có thể thấy, khi lên kế hoạch chiến lược hầu như các nhà quản trị đều chắc chắn về nó. Tuy nhiên, kết quả vẫn là một ẩn số khiến họ hết sức lo âu. Bởi không có chiến lược nào là quá hoàn hảo, chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn.
Vì thế, muốn thành công chỉ có cách làm quen với việc đối mặt cùng thách thức. Chiến lược gia cần làm việc với nhau, phân tích và chuẩn bị tinh thần cho dù kết quả dự án là tốt hay xấu. Đây chính là phẩm chất an toàn nhất cho một nhà quản trị tài năng.
Phân tích và đánh giá sự nỗ lực khi quản trị doanh nghiệp
Tại một doanh nghiệp, không chỉ có một chiến lược duy nhất mà chúng tồn tại rất nhiều chiến lược hoạt động khác nhau. Tất cả đều phục vụ cho sự phát triển bền vững cho công ty. Những bạn cũng cần biết cách phân tích hiệu quả của từng chiến lược, đánh giá chiến lược xem chúng đang tốt lên hay xấu dần đi.
Trong thời đại phát triển như hiện nay thì mọi việc đều diễn ra thông qua hình thức trực tuyến tiện lợi. Con đường ngắn nhất cho bạn thành công chính là áp dụng công nghệ vào quản lý. Áp dụng công nghệ sẽ là chiếc chìa khóa mở ra cho bạn nhiều lợi thế cạnh tranh cũng như tăng cao được hiệu suất làm việc.
Và hiện nay, chúng ta có thể thấy hầu như các doanh nghiệp đều quan tầm và sử dụng phần mềm ERP. Một trong những công cụ quản trị doanh nghiệp vô cùng hiệu quả. Nhà quản trị sẽ nhanh chóng nắm bắt thông tin và đưa ra các giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, vận dụng được tối đa nhất nguồn lực từ công ty.
Quản trị doanh nghiệp bao gồm chức năng chính nào?
Chức năng của quản trị doanh nghiệp chính là đích đến cuối cùng của những ai đang muốn xây dựng hệ thống quản lý. Cụ thể vấn đề quản lý doanh nghiệp tạo ra rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đó mà chúng ta có thể kể đến như:
Hoạch định chiến lược
Đây là một chức năng vô cùng quan trọng trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Bởi vì quá trình đó người chỉ huy sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc đưa ra những mục tiêu và vạch ra con đường để đến được với mục tiêu đó.
Có thể nói đây là một chức năng vô cùng quan trọng để có thể định hướng được tương lai và quyết định những bước đi tiếp theo của tổ chức hoặc doanh nghiệp nào đó. Đồng thời phải phòng ngừa những trường hợp có khả năng xảy ra để kịp thời giải quyết và đưa ra những kế hoạch quản trị rủi ro.
Cho nên để thực hiện được chức năng này một cách tốt nhất thì các nhà quản trị cần phải tìm hiểu rõ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình đang nằm ở mức nào so với những doanh nghiệp khác trên thị trường hiện nay.
Am hiểu được quá trình hoạt động và vận hành mà doanh nghiệp đang thực hiện từ trước đến nay. Từ đó họ sẽ trực tiếp xây dựng mục tiêu và định hướng trong tương lai sắp tới từ khoảng 5 năm hoặc 10 năm.
Sau khi đã xác định được một cách chính xác thì họ cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu dẫn dắt và đưa doanh nghiệp theo một hướng đi sai. Bên cạnh đó những công việc của họ cần phải đưa ra một cách chi tiết và thuộc vào nguồn lực hiện có mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Tổ chức
Để có thể tổ chức được một bộ máy hoàn chỉnh thì nhà quản trị cần phải có cho mình một số kỹ năng và kinh nghiệm nhất định trong quá trình làm việc. Bởi vì đây là một chức năng khá khó bắt buộc họ phải xây dựng và kết nối lại tạo thành một tổ chức lớn mạnh theo cấp bậc theo từng vị trí khác nhau.
Họ chính là người trực tiếp phân công công việc và phân bố nguồn lực một cách cụ thể cho từng phòng ban có trong công ty. Bên cạnh đó họ cũng sẽ góp mặt vào việc xây dựng những chính sách và cơ chế kết hợp để giúp cho doanh nghiệp có thể hoạt động một cách trơn tru và ổn định nhất.
Quản lý, lãnh đạo
Sau khi đã hoàn thành xong được công việc đưa ra những chiến lược và định hướng thì các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ bắt đầu thực hiện những khả năng quản lý của mình theo như đã quy định tại công ty. Cho nên cái nhà quản trị cần phải có những hoạt động để khuyến khích nhân viên làm việc sao cho tốt nhất thông qua các hành vi, phong cách làm việc và cơ chế tiền thưởng,…
Kiểm soát
Trong quá trình thực hiện mục tiêu thì các nhà quản trị phải thường xuyên theo dõi sát sao và đánh giá quá trình hoạt động một cách chi tiết nhất. Bởi vì họ cần phải nhận xét và đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm.
Để có thể cập nhật tình hình doanh nghiệp hiện tại có đang hoạt động ổn định hay không. Trong trường hợp đang có nhiều nhược điểm vẫn còn tồn tại thì họ sẽ đưa ra những giải pháp và giải quyết kịp thời trong thời điểm đó.
Nội dung quản trị trong doanh nghiệp
Đầu tiên quản trị doanh nghiệp chính là cách mà sử dụng các thành viên có trong Hội đồng quản trị để có thể định hướng và quản lý một cách chặt chẽ về quyền lực của giám đốc và bảo vệ những quyền lợi của cổ đông.
Các nhà quản trị doanh nghiệp được phép sử dụng các kế toán viên để có thể tính toán và định hướng những mục tiêu trong tương lai trước khi bước vào đầu tư một lĩnh vực nào đó.
Và trong quá trình đó họ cần phải xem xét và sát sao về khả năng trưởng phòng của dự án. Luôn nắm chắc những hoạt động kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính để có thể đưa ra những giải pháp kịp thời.
Lợi ích của việc áp dụng quản trị doanh nghiệp hiệu quả
Khi quản trị hiệu quả sẽ giúp cho công ty có thể tăng được năng suất trong quá trình làm việc. Từ đó giúp cho các cổ đông có thể tăng khả năng tiếp cận với nguồn vốn cao hơn từ đó tạo sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
Theo như những nghiên cứu của các chuyên gia thì những công ty nào có giá trị hoạt động hiệu quả sẽ ít gặp những khả năng xảy ra những vấn đề trắc trở trong quá trình làm việc. Từ đó các nhà đầu tư sẽ tin tưởng và đưa vốn nhiều hơn vào doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền bỉ.
Cho nên quản trị công ty ngày càng tốt sẽ giúp cho các hoạt động diễn ra phù hợp để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó có thể nâng cao được uy tín trong mắt của nhà đầu tư và nâng cao được số vốn đầu tư..
Kết luận
Quản trị doanh nghiệp là một công việc đòi hỏi nhà quản lý phải có cho mình những kinh nghiệm và kiến thức nhất định. Hy vọng, bài viết trên hãy nêu ra những thông tin khái quát để mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích nhất.