Quản trị học từ lâu đã được biết là một trong những nhân tố có sức ảnh hưởng cực kì lớn đối với nền kinh tế, chỉ cần một sai lầm nhỏ trong khâu quảng trị cũng sẽ gây hàng loạt các hậu liên lụy đến cả một tập thể và thậm chí sẽ để lại hậu quả kéo dài đến tận về sau này, chính vì vậy mà quản trị học thật sự cần thiết và quan trọng.
Quản trị học được biết đến với định nghĩa như thế nào?
Bất kể ở thời đại nào đi chăng nữa thì ứng dụng của quản trị học vào trong các mô hình kinh doanh từ nhỏ cho đến lớn là cực kì cần thiết và quan trọng, bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng mong muốn tìm được cho mình những nhà quản trị có khả năng tốt để có thể vạch ra những định hướng rõ ràng từ đó đạt được mục tiêu đề ra.
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, quản trị học được biết đến là một trong những ngành học thuộc nhóm ngành kinh tế, bộ môn thú vị này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức từ nền tảng cơ bản nhất cho đến những điều phức tạp về các phương pháp để có thể quản lý việc vận hành của một tổ chức kinh tế nào đó.
Khi đến với ngành học này, học viên sẽ được cung cấp những kiến thức từ mức độ cơ bản cho đến mức độ nâng cao hơn về các phương thức cũng như là quy tắc quản trị ngoài ra người học sẽ được liên tục tiếp xúc với thị trường để từ đó có thêm góc nhìn thực tế để có thể giải quyết được các vấn đề có trong thực tiễn.
Học viên có thể hoàn toàn yên tâm vì ngành học này sẽ không đơn thuần là những kiến thức trong sách vở mà nó đòi hỏi ở người học những tư duy mở, cách nhìn nhận thực tiễn cũng như cách giải quyết vấn đề trên thực tế, nên đây chắc chắn sẽ là một ngành học cực kì thú vị và tuyệt vời đó nha.
Một số lý luận cần lưu ý về quản trị học và nhà quản trị
Do đây cũng được xem là một môn khoa học chính vì vậy mà những lý luật, lập luận xoay quanh các vấn đề về quản trị học vẫn tồn tại, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho đọc giả một số lý luận cơ bản mà đọc giả cần nắm bắt.
Học thuyết quản trị X
Đây được xem là một trong những học thuyết cơ bản mà bất cứ học viên của ngành học này đều phải biết đến, học thuyết này được ra đời vào những năm 60 của thế kỉ thứ XX, được lập luận và giải thích bởi Douglas Mc Gregor.
Để có thể đưa ra được học thuyết mang tính thời đại này thì Douglas Mc Gregor đã phải khảo sát và thống kê kết quả quản trị của hàng loạt các công ty cũng như xí nghiệp thời bấy giờ, tuy nhiên học thuyết này mang xu hướng khá tiêu cực về con người.
Theo học thuyết X. bản chất con người là lười biếng, con người chỉ mong muốn làm việc ít và nhận được lương nhiều, bên cạnh đó con người thiếu ý chí tiến thủ, luôn muốn phó thác trách nhiệm của mình và luôn cam chịu số phận bị lãnh đạo, bên cạnh đó họ khó chấp nhận sự đổi mới kể cả trong công việc và cuộc sống.
Học thuyết Y phát triển hơn so với học thuyết X
Học thuyết Y cũng được ra đời trong cùng một thời điểm và cùng một nhà sáng lập với học thuyết X, tuy nhiên học thuyết Y lại có những tư tưởng tiến bộ vượt bậc hơn so với học thuyết X về góc nhìn đánh giá cũng như phương pháp quản trị, cụ thể thì học thuyết Y cho ta thấy một góc nhìn tích cực hơn về bản chất con người.
Nếu theo học thuyết X thì bản chất con người là lười biếng thì ở học thuyết Y thì nó lại cho rằng đây là không phải là một bản chất có từ lúc sinh ra, bất cứ loại lao động nào kể cả lao động trí óc hay lao động chân tay thì cũng sẽ phải có những giây phút thư giãn và nghỉ ngơi, tất cả điều này đều là nhu cầu không thể thiếu.
Ngoài ra, học thuyết Y còn đưa ra một lý luận rất hay đó chính là con người chỉ có thể làm việc một cách hiệu quả và tối đa công suất khi và chỉ khi họ được đáp ứng những nhu cầu cá nhân của mình. Chính lập luận này đã giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những chiến lược quản trị hoạt động tốt hơn.
Dù đưa ra chiến lược quản trị nào đi chăng nữa thì mọi mục đích cuối cùng đều phải quy chung về một điểm đó chính là phải đồng nhất các mục tiêu được đề ra của tổ chức và cá nhân, ngoài ra còn phải khiến cho sự liên kết giữa nhà quản trị và nhân viên phải chặt chẽ và có tác động qua lại lẫn nhau.
Học thuyết quản trị học Z
Khác so với học thuyết X và Y thì học thuyết Z được lập luận và hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XIX do tiến sĩ William Ouchi, bên cạnh đó học thuyết này còn được biết đến rộng rãi với cái tên là quản lý kiểu Nhật.
Học thuyết này có một trong những điểm mạnh đó chính là quản lý dựa trên sự tôn trọng, bình đẳng, mãn nguyện của người lao động. Mặc dù đã có mặt từ rất lâu nhưng cho đến nay thì học thuyết quản trị học này vẫn được các nhà quản trị rất ưa chuộng và hay sử dụng.
Bởi vì khi áp dụng thành công phương thức quản trị học này thì không những doanh nghiệp có thể có được sự trung thành và tín nhiệm của nhân viên mà còn có thể đạt được những lợi ích cho doanh nghiệp thông qua thỏa mãn được nhu cầu của con người.
Khi quản trị học theo phương thức này thì sẽ góp phần giảm thiểu chi phí mướn cũng như là sa thải nhân viên, ngoài ra tinh thần làm việc của nhân viên cũng được nâng cao một cách đáng kể do họ nhận được sự tôn trọng cũng như là được đáp ứng nhu cầu tối thiểu của bản thân mình.
Đâu là điểm khác biệt giữa các học thuyết ở phía trên?
Một trong những điều có thể dễ dàng nhận thấy khi phân tích những học thuyết ở phía trên đó chính là sự ra đời của những học thuyết sau đều dựa trên học thuyết được phát hiện trước đó.
Các học thuyết sẽ có sự tương tác và mối quan hệ qua lại lẫn nhau, sự ra đời của học thuyết sau sẽ khắc phục những nhược điểm của học thuyết trước, từ đó đưa ra những phát triển có phần vượt bậc hơn và mang tính tối ưu hơn.
Tầm quan trọng của quản trị học đối với nhà quản trị
Như đã đề cập ở phần đầu bài, quản trị học được xem là một nhân tố cực kỳ quan trọng, vì nó có tác động đến sự sống còn của một tổ chức, nếu quản trị học được áp dụng một cách hiệu quả vào trong mô hình quản lý doanh nghiệp thì sẽ đem lại những lợi ích tuyệt vời.
Hãy tưởng tượng rằng nếu như không có hoạt động quản trị học thì các bộ phận cũng như cá nhân trong một tổ chức sẽ không xác định rõ được bản thân cần phải làm gì, và quy trình làm việc sẽ trở nên cực kì lộn xộn và cực kì khó để kiểm soát.
Khi có hoạt động quản trị, bảng kế hoạch hoạch định công việc cũng như định hướng mục tiêu phát triển thì sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa nguồn lực sản xuất từ đó tối ưu hóa được lợi nhuận đầu ra.
Ngoài ra việc áp dụng tốt mô hình quản trị sẽ giúp quá trình làm việc giữa các bộ phận, phòng ban trong cùng một doanh nghiệp sẽ trở nên thuận lợi hơn, hạn chế được sự gián đoạn giữa các quy trình làm việc với nhau, từ đó tối ưu hóa được lượng thời gian cần thiết dành cho quá trình sản xuất.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay gặp phải tình trạng phá sản, và mất trắng toàn bộ hay khoản chi phí lỗ hàng tháng cao do phát sinh của hàng tồn kho cao, hoặc lượng bù vô do sự thiếu hụt hàng hóa, tất cả những điều trên đều xuất phát từ những trục trặc trong quá trình quản trị.
Vai trò của quản trị áp dụng thực tiễn như thế nào?
Thông qua những định nghĩa được phân tích qua bài viết phía trên, từ đó ta có thể dễ dàng rút ra được một số vai trò nhất định của chính sách quản trị học khi được áp dụng vào thực tiễn như sau.
Thành lập bảng hoạch định có hiệu quả
Đây được xem là một trong những điều đầu tiên khi áp dụng mô hình quản trị vào trong thực tiễn, hoạt động này bao gồm việc xác định rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức từ đó hình thành chiến lược tổng thể cho toàn bộ quy trình hoạt động và sản xuất, từ đó tối ưu hóa được sự liên kết giữa các bộ phận với nhau.
Thành lập các công tác tổ chức
Chỉ lập kế hoạch hoạch định sản xuất thôi chưa đủ, các nhà quản trị phải đưa ra các kế hoạch tổ chức hoạt động sản xuất một cách hiệu quả và chi tiết, để có thể tổ chức điều hành nhân sự một cách hiệu quả từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Đưa ra chiến lược lãnh đạo tốt
Đây cũng được xem là mấu chốt trong quá trình tiến hành sản xuất, một chiến lược lãnh đạo tốt sẽ giúp cho mối quan hệ giữa nguồn lực sản xuất với doanh nghiệp đó thêm gắn kết hơn, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được doanh số mà mình muốn mà người lao động cũng được đáp ứng nhu cầu mong muốn của mình.
Các nhà quản trị vận dụng hiệu quả quản trị học
Dựa vào một số thông tin ở phía trên thì không quá khó để ta có thể rút ra được cách những nhà quản trị áp dụng quy tắc quản trị vào thực tiễn, cụ thể các nhà quản trị ngày nay đều rất chú tâm vào việc phát triển mô hình quản trị dựa trên học thuyết quản trị Z.
Cụ thể, các nhà quản trị sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu mà nhà lao động cần để từ đó lấy được lòng tin cũng như sự tín nhiệm của họ, ngoài ra sự tôn trọng giữa đối bên cũng là một điều mà các nhà quản trị luôn hướng tới.
Chỉ khi cả hai bên, tức nhà quản trị và người lao động có mối quan hệ tốt với nhau thì lúc đó quy trình làm việc mới trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, từ đó tối ưu hóa được thời gian sản xuất mà vừa đem lại được chất lượng sản xuất cao.
Kết luận
Quản trị học là một bộ môn học khá thú vị, những học thuyết được đề ra trong môn học này đều có tính ứng dụng vào thực tiễn cực kì cao, và lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp là một điều không thể chối cãi.