Đã bao giờ bạn tự hỏi, để có thể thực hiện việc đánh giá hiệu quả thì cần phải quan tâm đến điều gì đầu tiên chưa? Tất nhiên sẽ có rất nhiều nội dung mà bạn cần phải lưu ý nhưng việc nắm rõ các tiêu chí đánh giá sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên và những tips giúp xây dựng mẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên tối ưu nhất. Tìm hiểu ngay cùng mình nhé.
Tìm hiểu các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên
Để có thể đánh giá năng lực nhân viên một cách bài bản và có hệ thống, trước tiên nhà quản lý cần phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên phù hợp nhất. Bên cạnh thái độ làm việc thì năng lực làm việc của nhân viên cũng là yếu tố quan trọng không kém. Thông thường các tiêu chí đánh giá được nhà quản lý áp dụng nhiều nhất, bao gồm:
Có thể bạn quan tâm:
- Vai trò của đánh giá năng lực nhân sự trong một tổ chức
- Đánh giá năng lực nhân viên là gì? Tại sao cần phải đánh giá?
- Công cụ đánh giá năng lực, hỗ trợ quá trình quản lý nhân sự
Khả năng làm việc của nhân viên
Khả năng làm việc của nhân viên thể hiện ở chất lượng và thời gian làm việc của nhân viên. Nhà quản lý có thể dựa vào tiêu chí này để đánh giá các khía cạnh khác nhau của nhân viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch,…
Mức độ hoàn thành các công việc được giao
Mức độ hoàn thành công việc của một nhân viên là tiêu chí đánh giá năng lực thường được thể hiện qua hiệu suất làm việc của người đó, mức độ đáp ứng các yêu cầu của công việc đã đề ra. Thông thường nhà quản lý sẽ đánh giá nhân viên định kỳ để từ đó xác định được năng lực làm việc, hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua các buổi đánh giá, từ đó xây dựng các chính sách đào tạo phù hợp.
Đánh giá chất lượng công việc
Công việc mà nhân viên được giao phải được thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng hoặc yêu cầu của cấp trên trong công ty. Căn cứ vào đó, mỗi công việc được giao mà nhân viên không đảm bảo thực hiện đúng và đảm bảo chất lượng như yêu cầu sẽ bị trừ một số điểm nhất định. Đối với trường hợp không đảm bảo chất lượng ở mức nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại về tài sản và uy tín của công ty thì sẽ bị trừ số điểm gấp đôi hoặc lớn hơn nhiều lần.
Sự phát triển của nhân viên trong công việc
Tiêu chí đánh giá năng lực, phân biệt một nhân viên giỏi và một nhân viên bình thường chính là sự phát triển của nhân viên trong công việc. Sự phát triển của nhân viên thể hiện ở việc họ đã hoàn thành các công việc ra sao và mức độ phát triển cả về năng lực và tư duy công việc của họ sau một thời gian làm việc tại doanh nghiệp. Sự phát triển của nhân viên thường gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp cũng nên tạo điều kiện và môi trường để nhân viên có sự phát triển tốt nhất. Như thế chính doanh nghiệp cũng là người hưởng lợi từ điều. Sự phát triển của nhân viên có thể theo 2 hướng:
Phát triển dạng chuyên gia: Nhân viên càng ngày càng có kiến thức và phát triển chuyên sâu về lĩnh vực mà họ đang làm việc, thường thấy ở các ngành nghề như giáo dục, kỹ thuật, y tế,…
Phát triển theo vị trí công việc: Nhân viên có những kết quả nhất định trong công việc và phát triển kỹ năng để thăng tiến lên các vị trí mới. Ví dụ từ Thực tập sinh nhân sự – Nhân viên nhân sự – Quản lý nhân sự – Trưởng phòng nhân sự – Giám đốc nhân sự…
Tiêu chí đánh giá năng lực, tác phong làm việc
Có thể bạn quan tâm:
- Giám sát an toàn – Những điều cần thiết mà bạn nên biết
- Nhân viên kinh doanh là nghề gì? Những kỹ năng cần phải có?
Tiêu chí này cũng được xem là một trong những yêu cầu quan trọng của mỗi nhân sự trong doanh nghiệp. Nó thể hiện tác phong làm việc nhanh nhẹn, chu đáo, thái độ làm việc tận tình, hết lòng vì sự phát triển của công ty. Nếu không đảm bảo được tiêu chí này, nhân viên cũng sẽ bị trừ điểm tương đương với các mục trên.
Đánh giá ý thức thực hiện kỷ luật
Thực hiện kỷ luật công ty gồm: đi làm đúng giờ, quy định nghỉ phép và nghỉ không lý do, sử dụng lời lẽ văn minh lịch sự,…
Trên đây là những tiêu chí đánh giá năng lực quan trọng trong biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên. Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên này sẽ giúp bạn lãnh đạo biết được kết quả công việc hàng tháng của nhân viên. Đồng thời bộ phận kế toán tổng hợp kết quả đánh giá cuối tháng để làm căn cứ xét thưởng (thưởng KPI) đối với nhân viên thực hiện tốt. Trong quá trình thực hiện, công ty sẽ yêu cầu nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của công ty. Những nhân viên có điểm dưới trung bình sẽ bị nhắc nhở và thực hiện có phương án kỷ luật nhất định.