Bảo hộ lao động – một việc cần thiết, quan trọng đối với mỗi người lao động. Có được sự bảo hộ sẽ giúp người lao động yên tâm làm việc cũng như đảm bảo sức khỏe không bị bóc lột quá mức. Để tìm hiểu kỹ hơn về dạng bảo hộ này ta sẽ đến với những thông tin dưới đây.
Bảo hộ lao động có nghĩa là?
Với người lao động, cụm từ bảo hộ lao động đã quá quen thuộc. Với thời đại hiện nay thì loại bảo hộ này luôn có những ảnh hưởng đặc biệt tới người lao động tại các công việc có tính nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn. Đây là những công việc có rủi ro cao, mang tới nguy hiểm về sức khỏe thậm chí là tính mạng của người lao động.
Bảo hộ cho người lao động là sự bảo đảm, sự cải thiện an toàn và cũng là sự bảo vệ sức khỏe cho người tham gia lao động tại nơi làm việc. Dựa trên việc xác định những nghĩa vụ, quyền và mối quan hệ giữa người lao động, người thuê lao động và người được người lao động ủy thác đại diện.
Bảo hộ lao động mang ý nghĩa rộng, khó phân biệt với một số vấn đề của luật lao động có tác dụng chung là bảo vệ cho người lao động. Những phạm trù thuộc về bảo hộ chính là tiền lương, thời gian làm, thời gian nghỉ, bảo hiểm lao động,…
Mục đích của bảo hộ lao động
Với bất kỳ công việc gì, đều luôn tồn tại những nguy cơ, những yếu tố có thể gây nguy hiểm cho người lao động. Nếu những điều đó không được phòng ngừa, hạn chế thì có thể tác động tới người lao động làm họ chấn thương, cướp mất khả năng lao động và thậm chí là mạng sống của họ.
Chính vì điều đó, việc quan tâm tới cải thiện điều kiện lao động cũng như đảm bảo độ an toàn sạch sẽ chính là một nhiệm vụ quan trọng. Những yếu tố đó đảm bảo sẽ giúp năng suất tăng, thuận chủ thuận người làm.
Một điều đặc biệt tại Việt Nam chính là Đảng và nhà nước luôn quan tâm tới những công tác bảo hộ lao động, được xem như là một nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện, nhằm mục đích rằng:
- Đảm bảo cho người lao động có được sự an toàn về thân thể, đảm bảo về sức khỏe và không để xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
- Đảm bảo người lao động không mắc các bệnh nghề nghiệp hoặc những dị tật, bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu tạo ra.
- Giúp người lao động phục hồi đầy đủ, duy trì được sức khỏe tốt và khả năng lao động, gia tăng năng suất làm việc.
Bảo hộ lao động có ý nghĩa gì?
Chúng ta thường thắc mắc rằng việc bảo hộ cho người lao động thì sẽ có ý nghĩa như thế nào, tại sao Đảng và Nhà nước ta lại đặt lên hàng đầu như vậy? Những ý nghĩa của việc bảo hộ đó bao gồm những ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội.
Ý nghĩa mặt chính trị
Việc bảo hộ cho người lao động chính là thể hiện quan điểm coi trọng con người. Coi con người là động lực cũng như chính là mục tiêu của sự cải tiến, sự phát triển đổi mới.
Nếu như một đất nước có tỷ lệ tai nạn do lao động gây ra thấp, những người lao động của nước đó cũng khỏe mạnh, không mắc bệnh do làm việc là một xã hội coi con người là trung tâm. Xã hội này coi con người là một nguồn lực đáng quý nhất, luôn bảo vệ sức lao động và hỗ trợ sức khỏe cho người lao động.
Nếu làm tốt công tác bảo hộ lao động chính là góp thêm sự tích cực chăm lo sức khỏe, bảo đảm tính mạng, nâng cao chất lượng sống cho người lao động. Ngược lại nếu làm không tốt công tác bảo hộ tức để xảy ra nhiều tai nạn, điều kiện làm việc của người lao động tồi tàn, như vậy uy tín của nhà chức trách, doanh nghiệp giảm đáng kể.
Ý nghĩa về xã hội của bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động tức là chăm lo, là cải thiện đời sống cũng như hạnh phúc của người lao động. Việc bảo hộ chính là yêu cầu thực tế của các hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Đồng thời cũng là những yêu cầu, những mong muốn, nguyện vọng hợp lý của người lao động.
Trong bất kỳ gia đình nào, ai cũng đều mong muốn thành viên trong nhà luôn được khỏe mạnh, được làm việc ở nơi có điều kiện tốt cũng như được nâng cao về trình độ. Điều đó giúp người lao động đủ khả năng chăm sóc cho gia đình, xây đắp hạnh phúc và góp thêm phần vào việc xây dựng một xã hội phát triển.
Sự bảo hộ cho người lao động giúp đảm bảo xã hội ngày càng lành mạnh, người dân sống khỏe sống vui và làm việc hiệu quả. Giúp người lao động vươn lên, đạt được những vị trí xứng đáng, làm chủ được tri thức, được xã hội. Nếu không xảy ra tai nạn trong lao động, xã hội sẽ bớt đi những tổn thất về tiền bạc để khắc phục hậu quả.
Ý nghĩa về mặt kinh tế
Đối với vấn đề kinh tế, việc thực hiện tốt công tác bảo hộ cho người lao động sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt. Trong lao động, sản xuất, xây dựng, nếu như người lao động được bảo vệ một cách tốt nhất, làm trong điều kiện thoải mái thì tâm trạng lúc nào cũng an tâm, vui vẻ.
Tạo động lực để tăng gia sản xuất, phấn đấu làm việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành vượt kế hoạch sản xuất. Điều này làm cho những phúc lợi của tập thể được tăng lên, người làm chủ lại tiếp tục tạo điều kiện, cải thiện đời sống về mặt vật chất cũng như tinh thần của người lao động.
Nếu thực hiện không tốt công tác bảo hộ, những chi phí bồi thường cho người lao động khi xảy ra tai nạn rất lớn. Kèm theo đó là chi phí khắc phục máy móc, công trình làm doanh nghiệp thâm hụt lớn, không có đủ tài chính để nâng cao chất lượng làm việc cho người lao động. Nói chung, điều kiện sản xuất, làm việc an toàn là điều mong muốn của người lao động và cũng làm sản xuất nâng cao.
Tính chất của việc bảo hộ
Sau khi đã biết được rõ ý nghĩa của việc bảo hộ, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về những tính chất mà bảo bộ cho người lao động có. Đó bao gồm những tính chất liên quan tới pháp luật, khoa học, xã hội.
Tính pháp luật được thể hiện trong bảo hộ lao động
Tính pháp luật được thể hiện ở chỗ những chế độ, chính sách, những quy phạm mà nhà nước đã ra về việc bảo hộ cho người lao động đều nằm trong pháp luật. Pháp luật về việc bảo hộ đã được nghiên cứu kỹ càng cũng như được xây dựng vững chắc. Nhằm bảo vệ những người lao động trong xã hội.
Những luật về bảo hộ người lao động là một cơ sở pháp lý mà bất kỳ tổ chức từ nhà nước tới xã hội hay tổ chức kinh tế đều phải thực hiện nghiêm chỉnh. Không được lách luật, hay thực hiện qua qua cho có lệ, tất cả điều đó đều có thể quy về vi phạm pháp luật.
Tính khoa học của chính sách bảo hộ
Mọi điều giúp bảo hộ người lao động cần phải làm từ điều tra, khảo sát những điều kiện hiện có rồi phân tích đánh giá những nguy cơ hiểm họa có thể xảy ra. Sau đó, thực hiện những giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn hay xử lý đều cần có những kiến thức khoa học.
Những kiến thức từ lĩnh vực khoa học công nghệ sẽ giúp giải quyết những vấn đề một cách ổn thỏa. Nhờ có sự phát triển của công nghệ hiện đại mà càng ngày, người lao động càng an toàn hơn.
Có thể lấy ví dụ: Người lao động bị tiếng ồn làm phân tâm, giảm năng suất làm việc, ta phải có kiến thức về âm để tìm ra những giải pháp khắc phục hiệu quả. Hay môi trường sinh hoạt của người lao động ô nhiễm, gây ra các bệnh thì cần có kiến thức về y học để giải quyết, nâng cao chất lượng.
Ngoài ra, nền sản xuất ngày càng được hiện đại hóa, công nghiệp hóa đòi hỏi người lao động cũng phải có chuyên môn về mảng kỹ thuật để lao động hiệu quả. Người lao động phải hiểu rõ về những công tác bảo hộ khi lao động để tăng năng suất cũng như bảo vệ bản thân. Như vậy, công tác bảo hộ lao động cần phải đi trước một bước.
Tính quần chúng của bảo hộ lao động
Tính quần chúng này được thể hiện rõ ràng trên hai mặt:
- Đầu tiên chính là bảo hộ cho người lao động liên quan tới tất cả mọi người tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là những người sử dụng máy móc, dụng cụ, những nguyên vật liệu.
Có thể tìm ra được những sai sót, những nguy cơ tiềm ẩn. Việc phát hiện ra sẽ đóng góp vào việc tìm và đưa ra giải pháp ngăn ngừa. Nhờ có họ mà công tác bảo hộ được đầy đủ về mọi mặt, ngày càng hoàn thiện hơn. - Thứ hai chính là dù bất kể các chế độ chính sách hay những quy phạm về bảo hộ có đầy đủ đến thế nào. Nhưng mọi người từ người lãnh đạo đến những người lao động chưa thấy được sự thiết thực cũng như lợi ích nên không tự giác chấp hành sẽ làm cho công tác bảo hộ kém hiệu quả.
Bảo hộ lao động có những quy định nào?
Trong những năm gần đây, để đáp ứng được những nhu cầu của người lao động trong công cuộc đổi mới cũng như sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Công tác xây dựng những luật bảo hộ lao động đang được hết sức quan tâm. Đến nay nước Việt Nam ta đã có hệ thống pháp luật, chính sách bảo hộ cho người lao động tương đối đầy đủ.
Một số quy định chung trong công tác này như sau:
- Người sử dụng lao động từ cá nhân tới tổ chức, từ trong nước tới ngoài nước trên lãnh thổ Việt Nam và người lao động đều phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bảo hộ lao động.
- Người lao động được đảm bảo làm việc trong điều kiện phù hợp, an toàn chính là những quyền lợi của người lao động mà nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo. Bên cạnh đó, phải có sự phối hợp chăm sóc giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội để hỗ trợ người lao động.
- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của người lao động.
- Bảo hộ cho người lao động, vệ sinh cho môi trường lao động liên quan tới những tiêu chuẩn an toàn lao động có liên hệ nhiệm vụ của mình thì người lao động hay người sử dụng lao động phải hiểu rõ ràng.
Kết luận
Bảo hộ lao động là những chính sách mang tính thúc đẩy kinh tế, nhân văn cũng như khẳng định con người là mục tiêu quan trọng nhất. Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về bảo hộ cũng như những ý nghĩa, tính chất của bảo hộ cho người lao động.