Khi tham gia vào quan hệ lao động, người lao động sẽ gặp nhiều vấn đề liên quan trong quá trình ký hợp đồng lao động, quá trình làm việc và nghỉ việc,… Vậy nên chúng tôi xin đưa ra một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động.
Lưu ý về hình thức của hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012, hợp đồng lao động có thể được giao kết bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Cụ thể:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
- Theo đó, hình thức giao kết bằng miệng được thực hiện trong trường hợp thuê lao động đối với công việc có tính chất tạm thời với thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình.
- Mặc dù giao kết hợp đồng bằng miệng nhưng hai bên vẫn phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về lao động.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Soạn thảo hợp đồng lao động cần lưu ý những điều gì?
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn có đặc điểm gì?
- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của các bên
Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về thời gian thử việc.
Lưu ý về thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Lưu ý về tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương cơ bản của công việc đó
Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.
Lưu ý về thời hạn trước khi kết thúc thử việc
Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc.
- Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.
- Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.
- Nếu vi phạm quy định về thử việc doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo nghị định 95/2013:
Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần;
- Thử việc quá thời gian quy định;
- Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ 100% tiền lương cho người lao động trong thời gian thử việc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Vậy doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động nếu vi phạm quy định về thử việc.
Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về giấy tờ, bằng cấp của người lao động.
Căn cứ theo điều 20 và điều 183 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
- Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
- Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
- Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình
- Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
- Vậy người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
- Nếu vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại bản chính các giấy tờ này cho người lao động ( căn cứ theo điều 5 nghị định 59/2013/NĐ-CP)
Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về nộp tiền để được ký kết hợp đồng.
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong vấn đề người sử dụng lao động bắt người lao động đặt cọc tiền:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”
Vậy người sử dụng lao động vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.
Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về tiền lương làm thêm giờ
Có thể bạn quan tâm:
- Luật lao động là gì? Những nội dung chính của luật lao động
- Bảo hộ lao động – Ý nghĩa, mục đích và những chính sách
Căn cứ theo điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định:
Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
- a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”
Vậy người lao động cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về vấn đề tiền làm thêm giờ.
Ngày thường = 150% lương.
Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương.
Ngày lễ, Tết = 400% lương.
Với tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Ngày thường = 210% lương.
Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.
Ngày lễ, Tết = 490% lương.
Nếu người sử dụng lao động không trả lương không đúng mức này bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng.
Lưu ý khi ký hợp đồng lao động về ngày nghỉ phép, nghỉ lễ.
Căn cứ theo Bộ luật lao động quy định về ngày nghỉ lễ, nghỉ phép thì 1 năm người lao động có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép
Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương
Lưu ý xử lý kỷ luật hợp đồng lao động
Theo quy định pháp luật, hay cụ thể theo Bộ luật lao động 2012 quy định: “Cấm người sử dụng lao động phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động”
Nếu vi phạm bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng, đồng thời buộc trả lại tiền hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động( Căn cứ theo khoản 3. khoản 4 điều 15 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
Trên đây là những thông tin bạn cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ít trong quá trình thỏa thuận làm việc với các bên nhé.